Hồ sơ phê duyệt liên kết đào tạo bao gồm những giấy tờ gì? Ai có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ liên kết đào tạo?
Hồ sơ phê duyệt liên kết đào tạo bao gồm những giấy tờ gì?
Theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ phê duyệt liên kết đào tạo như sau:
Hồ sơ phê duyệt liên kết đào tạo bao gồm:
- Đơn đề nghị phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài do các bên liên kết cùng ký theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết, trong đó có thông tin chi tiết về các bên liên kết, trách nhiệm của các bên liên kết đối với các nội dung cam kết cụ thể về chương trình, tài liệu học tập và giảng dạy, giảng viên, cơ sở vật chất, kiểm tra, đánh giá, văn bằng, thông tin về tài chính và các nội dung khác;
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các bên liên kết: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc các tài liệu tương đương khác;
- Giấy tờ chứng minh cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài được phép đào tạo trong lĩnh vực dự định liên kết (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
- Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của chương trình đào tạo nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
- Văn bản chấp thuận về chủ trương cho phép liên kết đào tạo với nước ngoài của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục Việt Nam (nếu có);
- Đề án thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài do các bên liên kết xây dựng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, bao gồm các nội dung chủ yếu: Sự cần thiết, mục tiêu của liên kết; giới thiệu các bên liên kết; nội dung liên kết; ngành và trình độ đào tạo; cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình và nội dung giảng dạy; danh sách giảng viên dự kiến kèm theo lý lịch khoa học; đối tượng và tiêu chí tuyển sinh; quy mô đào tạo; hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá; văn bằng, chứng chỉ sẽ được cấp, tính tương đương của văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài đối với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam; biện pháp bảo đảm chất lượng giáo dục, quyền lợi của người học và người lao động; bộ phận phụ trách liên kết, lý lịch cá nhân của người đại diện cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài tham gia quản lý chương trình; mức học phí, hỗ trợ tài chính của cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài (nếu có), dự toán kinh phí, cơ chế quản lý tài chính; trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết; trách nhiệm và quyền hạn của nhà giáo, người học.
Hồ sơ phê duyệt liên kết đào tạo
Ai có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ liên kết đào tạo?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền phê duyệt như sau:
"Điều 22. Thẩm quyền phê duyệt
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài, liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ với nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Giám đốc đại học quốc gia, đại học vùng, thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học được hoạt động theo cơ chế tự chủ phê duyệt liên kết đào tạo trực tiếp trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tổ chức tại những cơ sở này.
3. Hiệu trưởng (Giám đốc) cơ sở giáo dục đại học Việt Nam phê duyệt liên kết đào tạo cấp chứng chỉ, trừ chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và chứng chỉ đào tạo có giá trị tích lũy tín chỉ hoặc học phần để cấp văn bằng."
Thủ tục phê duyệt liên kết đào tạo được quy định như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục phê duyệt liên kết đào tạo như sau:
"1. Đối với liên kết đào tạo.
a) Các bên liên kết đào tạo gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định này trực tiếp hoặc qua bưu điện đến cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định này;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định và ban hành quyết định phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho cơ sở đề nghị liên kết đào tạo."
Như vậy, các bên liên kết đào tạo gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định này trực tiếp hoặc qua bưu điện đến cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định này.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định và ban hành quyết định phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài theo Mẫu số 10 Phụ lục Nghị định 86/2018/NĐ-CP.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho cơ sở đề nghị liên kết đào tạo.
Nguyễn Minh Châu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Liên kết đào tạo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?