Từ ngày 20/5/2022, các bên tham gia chương trình liên kết đào tạo sẽ được đảm bảo những khoản tiền nào?
Mục tiêu và hình thức của chương trình liên kết đào tạo
- Về mục tiêu: Tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BLĐTBXH quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp quy định về mục tiêu của chương trình liên kết đào tạo là nhằm mục tiêu khai thác, phối hợp và huy động các nguồn lực xã hội để đào tạo nhân lực lao động trong giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.
- Về hình thức: Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BLĐTBXH quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp quy định về hình thức của chương trình liên kết đào tạo cụ thể như sau:
+ Liên kết phối hợp đào tạo: Đơn vị phối hợp liên kết đào tạo trực tiếp tham gia giảng dạy, phối hợp quản lý quá trình đào tạo và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị để thực hiện liên kết đào tạo hoặc chỉ tham gia vào hoạt động giảng dạy trong chương trình liên kết đào tạo;
+ Liên kết đặt lớp đào tạo: Đơn vị phối hợp liên kết đào tạo không tham gia giảng dạy, chỉ phối hợp quản lý và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị để thực hiện liên kết đào tạo.
Nghĩa vụ của các bên tham gia liên kết đào tạo
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 05/2022/TT-BLĐTBXH quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp quy định về nghĩa vụ của các bên tham gia liên kết đào tạo cụ thể như sau:
*Đối với đơn vị chủ trì liên kết đào tạo
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 05/2022/TT-BLĐTBXH quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp quy định về đơn vị chủ trì liên kết đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp có nghĩa vụ với chương tình liên kết đào tạo cụ thể như sau:
- Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với ngành, nghề dự định liên kết đào tạo theo quy định tại Nghị định 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; Nghị định 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp việc liên kết chỉ thực hiện đào tạo một hoặc một số nội dung học tập trong chương trình đào tạo thì không cần phải đăng ký hoặc đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
- Chủ trì thực hiện công tác tuyển sinh theo quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
- Chủ trì tổ chức đào tạo, quản lý chất lượng, đánh giá và công nhận kết quả học tập cho người học theo quy định tại Thông tư số 04/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp và Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 42/2015/ TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015; Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định về đào tạo thường xuyên; Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp và Thông tư 21/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/ 2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017; Thông tư 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học;
- Tổ chức quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ cho người học sau khi tốt nghiệp chương trình liên kết đào tạo theo quy định tại Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và Thông tư 24/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 10/2017/TT- BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp và Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 42/2015/TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015;
- Người đứng đầu đơn vị chủ trì liên kết đào tạo ban hành quyết định tuyển sinh liên kết đào tạo khi đảm bảo các yêu cầu thực hiện liên kết đào tạo. Quyết định tuyển sinh liên kết đào tạo phải nêu rõ tên ngành, nghề, trình độ và hình thức đào tạo, đối tượng và hình thức tuyển sinh.
*Đối với đơn vị phối hợp liên kết đào tạo
Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 05/2022/TT-BLĐTBXH quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp quy định nghĩa vụ đối với đơn vị phối hợp liên kết đào tạo cụ thể như sau:
- Phối hợp với đơn vị chủ trì liên kết đào tạo chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng để tham gia tổ chức hoạt động liên kết đào tạo theo thỏa thuận trong hợp đồng liên kết đào tạo giữa hai đơn vị;
- Phối hợp theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo, việc tổ chức dạy, học và phản ánh kịp thời với đơn vị chủ trì đào tạo những biểu hiện sai phạm để kịp thời chấn chỉnh.
Quyền của các bên khi tham gia liên kết đào tạo
Các bên tham gia liên kết đào tạo được đảm bảo các quyền lợi gì?
Theo Điều 7 Thông tư 05/2022/TT-BLĐTBXH quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp quy định về quyền của các bên tham gia liên kết đào tạo cụ thể như sau:
(1) Thống nhất mức thu lệ phí tuyển sinh, học phí theo quy định. Trường hợp cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết đào tạo với doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì hai bên thỏa thuận mức lương, tiền công cho người học, nhà giáo trực tiếp hoặc tham gia hoạt động làm ra sản phẩm trong thời gian đào tạo, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.
(2) Thỏa thuận, ký kết hợp đồng thực hiện liên kết đào tạo theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn, quyền của các bên khi tham gia liên kết đào tạo là thống nhất mức thu lệ phí tuyển sinh, học phí theo quy định và được thỏa thuận, ký kết hợp đồng thực hiện liên kết đào tạo theo quy định. Trường hợp cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết đào tạo với doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì hai bên thỏa thuận mức lương, tiền công cho người học, nhà giáo trực tiếp hoặc tham gia hoạt động làm ra sản phẩm trong thời gian đào tạo, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.
*Thông tư 05/2022/TT-BLĐTBXH quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp chính thức có hiệu lực từ ngày 20/5/2022.
Nguyễn Khánh Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Liên kết đào tạo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?