Hồ sơ thế chấp để vay vốn tại tổ chức tín dụng đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị bao gồm những gì?
Hồ sơ thế chấp để vay vốn tại tổ chức tín dụng đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư 26/2015/TT-NHNN quy định về loại dự án đầu tư xây dựng nhà ở được thế chấp vay vốn tại tổ chức tín dụng như sau:
Loại dự án đầu tư xây dựng nhà ở được thế chấp vay vốn tại tổ chức tín dụng
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở được thế chấp để vay vốn theo quy định tại Thông tư này là một trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở, bao gồm:
1. Dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo một công trình nhà ở độc lập hoặc một cụm công trình nhà ở.
2. Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ tại khu vực nông thôn.
3. Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hoặc dự án sử dụng đất hỗn hợp mà có dành diện tích đất trong dự án để xây dựng nhà ở.
4. Dự án đầu tư xây dựng công trình có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 26/2015/TT-NHNN quy định về hồ sơ thế chấp để vay vốn tại tổ chức tín dụng:
Hồ sơ thế chấp
Hồ sơ thế chấp để vay vốn tại tổ chức tín dụng bao gồm các giấy tờ sau đây:
1. Đối với tài sản thế chấp là dự án đầu tư xây dựng nhà ở:
a) Hồ sơ dự án, thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt;
b) Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản gốc);
c) Hợp đồng thế chấp phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Các giấy tờ khác (nếu có).
...
Theo quy định trên thì dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mà có dành diện tích đất trong dự án để xây dựng nhà ở thì được thế chấp vay vốn tại tổ chức tín dụng.
Hồ sơ thế chấp để vay vốn tại tổ chức tín dụng đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị bao gồm các tài liệu sau đây:
(1) Hồ sơ dự án, thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt;
(2) Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản gốc);
(3) Hợp đồng thế chấp phù hợp với quy định của pháp luật;
(4) Các giấy tờ khác (nếu có).
Hồ sơ thế chấp để vay vốn tại tổ chức tín dụng đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Chủ đầu tư dự án xây dựng khu đô thị muốn thế chấp toàn bộ dự án đầu tư tại tổ chức tín dụng thì cần đáp ứng điều kiện gì?
Điều kiện thế chấp dự án đầu tư xây dựng khu đôi thị được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 26/2015/TT-NHNN như sau:
Điều kiện thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại tổ chức tín dụng
1. Chủ đầu tư được thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt;
b) Có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Là dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy định tại Điều 8 Thông tư này.
...
Như vậy, theo quy định, chủ đầu tư dự án xây dựng khu đô thị muốn thế chấp toàn bộ dự án đầu tư tại tổ chức tín dụng thì cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
(1) Có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt;
(2) Có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
(3) Là dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mà có dành diện tích đất trong dự án để xây dựng nhà ở.
Chủ đầu tư thế chấp dự án xây dựng khu đô thị có quyền gì?
Quyền của chủ đầu tư thế chấp dự án xây dựng khu đô thị được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 26/2015/TT-NHNN như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp
1. Quyền của bên thế chấp:
a) Từ chối các yêu cầu của bên nhận thế chấp không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp và quy định của pháp luật;
b) Được nhận lại giấy tờ trong hồ sơ thế chấp ngay sau khi thực hiện các nghĩa vụ đối với bên nhận thế chấp theo thỏa thuận giữa các bên hoặc trường hợp bên thế chấp thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc thay thế tài sản bảo đảm khác khi được bên nhận thế chấp đồng ý;
c) Các quyền khác theo thỏa thuận với bên nhận thế chấp và quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của bên thế chấp:
a) Cung cấp đầy đủ hồ sơ thế chấp theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;
b) Thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng thế chấp;
c) Trong trường hợp nhà ở thế chấp bị hư hỏng, bị tiêu hủy, không thể hoàn thành việc xây dựng hoặc bị dừng quá trình xây dựng thì bên thế chấp phải thông báo ngay cho bên nhận thế chấp và thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương hoặc bổ sung, thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
d) Tạo điều kiện để bên nhận thế chấp thực hiện quyền giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản thế chấp;
đ) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với bên nhận thế chấp và quy định của pháp luật.
Theo đó, chủ đầu tư thế chấp dự án xây dựng khu đô thị có các quyền sau đây:
(1) Từ chối các yêu cầu của bên nhận thế chấp không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp và quy định của pháp luật;
(2) Được nhận lại giấy tờ trong hồ sơ thế chấp ngay sau khi thực hiện các nghĩa vụ đối với bên nhận thế chấp theo thỏa thuận giữa các bên hoặc trường hợp bên thế chấp thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc thay thế tài sản bảo đảm khác khi được bên nhận thế chấp đồng ý;
(3) Các quyền khác theo thỏa thuận với bên nhận thế chấp và quy định của pháp luật.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thế chấp tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?