Hồ sơ ủy thác tư pháp dân sự của nước ngoài trong trường hợp chưa có Điều ước quốc tế giữa Việt Nam và nước đó thì yêu cầu những loại giấy tờ gì?
- Nguyên tắc thực hiện ủy thác tư pháp dân sự trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài chưa có Điều ước quốc tế là gì?
- Hồ sơ ủy thác tư pháp dân sự của nước ngoài trong trường hợp chưa có Điều ước quốc tế giữa Việt Nam và nước đó thì yêu cầu những loại giấy tờ gì?
- Thu nộp, chi phí đối với các chi phí thực tế trong công tác thực hiện ủy thác tư pháp dân sự của nước ngoài thực hiện thế nào?
Nguyên tắc thực hiện ủy thác tư pháp dân sự trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài chưa có Điều ước quốc tế là gì?
Tại khoản 2 Điều 4 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định về trường hợp này như sau:
"Điều 4. Nguyên tắc tương trợ tư pháp
...
2. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế."
Theo đó trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài chưa có Điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì việc ủy thác tư pháp dân sự của nước ngoài sẽ thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại.
Tại Điều 5 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định về áp dụng nguyên tắc này trong lĩnh vực dân sự như sau:
"Điều 5. Áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong tương trợ tư pháp về dân sự
Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam có thể từ chối thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự cho nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại trong tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật Tương trợ tư pháp trong những trường hợp sau đây:
1. Khi có căn cứ cho thấy phía nước ngoài không thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự cho Việt Nam.
2. Việc thực hiện tương trợ tư pháp đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam."
Hồ sơ ủy thác tư pháp dân sự của nước ngoài trong trường hợp chưa có Điều ước quốc tế giữa Việt Nam và nước đó thì yêu cầu những loại giấy tờ gì?
Hồ sơ ủy thác tư pháp dân sự của nước ngoài trong trường hợp chưa có Điều ước quốc tế giữa Việt Nam và nước đó thì yêu cầu những loại giấy tờ gì?
Căn cứ quy định tại Điều 18 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC thì trong trường hợp này thì hồ sơ gồm các giấy tờ như sau:
- Gồm có các văn bản được quy định tại Điều 11 và Điều 12 Luật Tương trợ tư pháp 2007, cụ thể quy định như sau:
"Điều 11. Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự
1. Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự phải có các văn bản sau đây:
a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự;
b) Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự quy định tại Điều 12 của Luật này;
c) Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước được ủy thác.
2. Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự được lập thành ba bộ theo quy định của Luật này và phù hợp với pháp luật của nước được ủy thác. Ngôn ngữ được sử dụng để lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Luật này.
Điều 12. Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự
Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự phải có các nội dung sau đây:
1. Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;
2. Tên, địa chỉ cơ quan ủy thác tư pháp;
3. Tên, địa chỉ cơ quan được ủy thác tư pháp;
4. Họ, tên, địa chỉ nơi thường trú hoặc nơi làm việc của cá nhân; tên đầy đủ, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp;
5. Nội dung công việc được ủy thác tư pháp về dân sự phải nêu rõ mục đích ủy thác, công việc và các tình tiết liên quan, trích dẫn điều luật có thể áp dụng, các biện pháp để thực hiện ủy thác và thời hạn thực hiện ủy thác."
- Biên lai nộp phí, lệ phí ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài tại Việt Nam theo quy định hiện hành về phí, lệ phí ủy thác tư pháp về dân sự và chi phí thực tế (nếu có).
Thu nộp, chi phí đối với các chi phí thực tế trong công tác thực hiện ủy thác tư pháp dân sự của nước ngoài thực hiện thế nào?
Tại Điều 9 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định có 2 trường hợp như sau:
- Trường hợp các chi phí thực tế đã xác định được tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền Việt Nam tiếp nhận hồ sơ ủy thác tư pháp:
Cơ quan này phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nộp chi phí thực tế cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Việt Nam.
- Trường hợp chi phí thực tế chưa xác định được tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ ủy thác tư pháp:
+ Thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày xác định được chi phí thực tế, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài về mức chi phí, phương thức nộp và thông báo thời gian nộp không quá 60 ngày kể từ ngày ra thông báo.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn trong thông báo mà cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không nộp chi phí thực tế, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài thông báo về việc không thực hiện được ủy thác tư pháp và trả lại hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ủy thác tư pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?