Hoa tiêu có được chuyển vùng hoạt động của mình hay không? Hoa tiêu tự ý rời tàu khi chưa có sự đồng ý của thuyền trưởng bị xử phạt như thế nào?

Mỗi hoa tiêu hàng hải được cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải vậy có phải hoa tiêu hàng hải hoạt động trên những vùng cố định không? Hoa tiêu có được chuyển vùng hoạt động của mình hay không? Hoa tiêu tự ý rời bỏ tàu khi chưa có sự đồng ý của thuyền trưởng bị xử phạt như thế nào?

Hoa tiêu hàng hải được chuyển vùng hoạt động hay không?

Theo Điều 17 Thông tư 27/2016/TT-BGTVT hướng dẫn điều kiện cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải (GCNVHĐHTHH) đối với hoa tiêu hàng hải chuyển vùng hoạt động như sau:

- Hoa tiêu hàng hải chuyển vùng hoạt động phải có thời gian thực tập dẫn tàu ít nhất 06 tháng tại vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải nơi chuyển đến với số lượt dẫn tàu an toàn tối thiểu (được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập sát hạch, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận) theo quy định dưới đây:

+ 100 lượt đối với các vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải: Quảng Ninh (trừ tuyến dẫn tàu vào khu chuyển tải Vạn Gia); Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định (trừ tuyến dẫn tàu vào các cảng biển Thái Bình, Nam Định); thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương - Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu - sông Tiền (trừ tuyến dẫn tàu quá cảnh qua sông Tiền);

+ 30 lượt đối với các vùng hoa tiêu hàng hải còn lại.

- Hoa tiêu hàng hải chuyển vùng hoạt động tại cảng dầu khí ngoài khơi thì phải có thời gian thực tập dẫn tàu ít nhất 03 tháng và 18 lượt dẫn tàu an toàn.

- Đối với hoa tiêu hàng hải được cấp GCNVHĐHTHH tại 02 vùng trở lên, nếu quá 12 tháng quay lại vùng hoạt động cũ thì phải thực tập với số lượt dẫn tàu an toàn tối thiểu như sau:

+ 06 lượt đối với hoa tiêu hàng hải dẫn tàu tại cảng dầu khí ngoài khơi;

+ 30 lượt đối với từng hạng hoa tiêu hàng hải còn lại.

Như vậy, hoa tiêu hàng hải hoạt động trong vùng phù hợp với Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải. Tuy nhiên, vẫn được phép chuyển vùng hoạt động nếu thỏa mãn điều kiện theo quy định pháp luật và tiến hành làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải đối với hoa tiêu hàng hải chuyển vùng hoạt động.

Hoa tiêu hàng hải

Hoa tiêu hàng hải

Thủ tục để hoa tiêu hàng hải chuyển vùng hoạt động

Theo Điều 18 Thông tư 27/2016/TT-BGTVT quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải đối với hoa tiêu hàng hải chuyển vùng hoạt động như sau:

(1) Hồ sơ cấp GCNVHĐHTHH đối với hoa tiêu chuyển vùng hoạt động bao gồm:

a) Công văn của tổ chức hoa tiêu hàng hải theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này;

b) Tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này;

c) Bản sao GCNKNCMHTHH;

d) 02 ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm chụp trong vòng 06 tháng trở lại.

(2) Tổ chức, cá nhân nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác.

(3) Cục Hàng hải Việt Nam nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định (trong trường hợp nộp trực tiếp). Trong trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

(4) Chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Cục Hàng hải Việt Nam cấp GCNVHĐHTHH đối với hoa tiêu chuyển vùng hoạt động. Trường hợp không đủ điều kiện cấp GCNVHĐHTHH đối với hoa tiêu chuyển vùng hoạt động theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(5) GCNVHĐHTHH đối với hoa tiêu chuyển vùng hoạt động được cấp 01 bản chính cho hoa tiêu hàng hải.

Hoa tiêu tự ý rời tàu khi chưa có sự đồng ý của thuyền trưởng bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 45 Nghị định 142/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định trong khi dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải như sau:

"Điều 45. Vi phạm quy định trong khi dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải

1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây của hoa tiêu:

a) Không thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải khi phát hiện tai nạn, sự cố hay những thay đổi của luồng hàng hải và báo hiệu hàng hải trong thời gian dẫn tàu;

b) Không thông báo, xác báo cho Cảng vụ hàng hải về thời gian, địa điểm lên tàu, rời tàu hoặc tình hình dẫn tàu theo quy định;

c) Không thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải việc tàu thuyền chạy quá tốc độ cho phép tại khu vực có quy định giới hạn tốc độ và chạy ngược chiều tại luồng một chiều hoặc tránh vượt nhau tại khu vực cấm tránh vượt;

d) Lên tàu chậm hơn thời gian quy định hoặc lên, xuống tàu không đúng địa điểm quy định mà không có lý do chính đáng;

đ) Dẫn tàu vào, rời cảng hoặc di chuyển không đúng theo kế hoạch điều động tàu của Cảng vụ hàng hải hoặc không đúng với tàu được phân công dẫn mà không có lý do chính đáng;

e) Tự ý rời tàu khi chưa có sự đồng ý của thuyền trưởng;

g) Không sử dụng trang phục hoa tiêu theo quy định khi dẫn tàu.

2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm: Hoa tiêu có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/01 lít khí hoặc có sử dụng các chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng khi dẫn tàu.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Hoa tiêu hàng hải dẫn tàu vào neo đậu, cập cầu hoặc di chuyển trong vùng nước cảng khi chưa có lệnh điều động hoặc sai vị trí chỉ định của Cảng vụ hàng hải;

b) Từ chối dẫn tàu mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải hoặc tổ chức hoa tiêu hàng hải về việc từ chối dẫn tàu;

c) Tự ý dẫn tàu không đúng tuyến luồng hàng hải đã được công bố;

d) Hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai nạn hàng hải ít nghiêm trọng.

4. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi hoa tiêu có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/01 lít khí thở khi dẫn tàu.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai nạn hàng hải nghiêm trọng;

b) Hoa tiêu chỉ dẫn cho thuyền trưởng điều động tàu thuyền được dẫn chạy quá tốc độ cho phép từ 01 hải lý/giờ đến 02 hải lý/giờ.

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng;

b) Hoa tiêu chỉ dẫn cho thuyền trưởng điều động tàu thuyền được dẫn chạy quá tốc độ cho phép trên 02 hải lý/giờ hoặc chạy ngược chiều hoặc tránh vượt nhau tại khu vực cấm tránh vượt;

c) Hoa tiêu có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/01 lít khí thở khi dẫn tàu.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các hành vi vi phạm được quy định tại khoản 2 và điểm a khoản 5 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải có thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các hành vi vi phạm được quy định tại khoản 4 và điểm a khoản 6 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải có thời hạn từ 09 tháng đến 12 tháng đối với các hành vi vi phạm được quy định tại điểm c khoản 6 Điều này.

Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 45 Nghị định 142/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì hoa tiêu tự ý rời tàu khi chưa có sự đồng ý của thuyền trưởng thì bị xử phạt từ 4-6 triệu đồng. Tuy nhiên, đây là mức phạt đối với cá nhân còn đối với tổ chức mức phạt sẽ nhân đôi (Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP).

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoa tiêu hàng hải

Phạm Tiến Đạt

Hoa tiêu hàng hải
Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoa tiêu hàng hải có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoa tiêu hàng hải Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giá tối đa dịch vụ hoa tiêu hàng hải đối với tàu thuyền hoạt động nội địa được tính như thế nào?
Pháp luật
Giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải có áp dụng đối với tàu thuyền vào cảng tránh trú bão? Đơn vị khoảng cách tính giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải là gì?
Pháp luật
Người yêu cầu dịch vụ hoa tiêu hàng hải phải báo cho tổ chức hoa tiêu trước thời điểm yêu cầu hoa tiêu tối thiểu bao nhiêu giờ?
Pháp luật
Hoa tiêu hàng hải có quyền từ chối dẫn tàu không? Hoa tiêu hàng hải phải thực hiện lệnh điều động của ai?
Pháp luật
Đối tượng dự tuyển chương trình đào tạo hoa tiêu cơ bản cần đáp ứng những điều kiện gì từ 01/4/2024?
Pháp luật
Thuyền trưởng có quyền lựa chọn hoa tiêu hàng hải không? Tàu thuyền có thuyền trưởng đáp ứng điều kiện gì thì không phải sử dụng dịch vụ hoa tiêu hàng hải?
Pháp luật
Tổ chức hoa tiêu hàng hải phải gửi kế hoạch dẫn tàu của ngày kế tiếp chậm nhất vào khoảng thời gian nào trong ngày?
Pháp luật
Việt Nam có bao nhiêu vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc? Tàu thuyền nước ngoài dưới 100 GT có được quyền yêu cầu hoa tiêu hàng hải dẫn tàu hay không?
Pháp luật
Khi xảy ra tổn thấy do lỗi dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải thì chủ tàu có phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất đó hay không?
Pháp luật
Để được tham gia chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu cần đáp ứng những điều kiện gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào