Hoạt động thủy sản là gì? Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động thủy sản nào?
Hoạt động thủy sản là gì?
Hoạt động thủy sản được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 như sau:
Hoạt động thủy sản là hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản.
Như vậy, hoạt động thủy sản là hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản.
Hoạt động thủy sản là gì? (Hình từ Internet)
Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động thủy sản nào?
Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động thủy sản được quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Thủy sản 2017 như sau:
Chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy sản
...
2. Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
a) Phát triển khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong lĩnh vực tạo giống thủy sản; sản xuất sản phẩm thủy sản quốc gia, sản phẩm thủy sản chủ lực; sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; công nghệ chế biến phụ phẩm thành thực phẩm hoặc làm nguyên liệu cho ngành kinh tế khác;
b) Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề trong hoạt động thủy sản;
c) Thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
d) Xây dựng trung tâm nghề cá lớn;
đ) Mua bảo hiểm nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo; bảo hiểm thuyền viên; bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị cho tàu cá khai thác thủy sản trên biển từ vùng khơi trở ra;
e) Phát triển hoạt động thủy sản từ vùng khơi trở ra; khôi phục sản xuất khi có sự cố môi trường, thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ ngư dân trong thời gian cấm khai thác thủy sản, chuyển đổi nghề nhằm giảm cường lực khai thác thủy sản ven bờ;
g) Xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
...
Theo đó, trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động thủy sản sau đây:
- Phát triển khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong lĩnh vực tạo giống thủy sản; sản xuất sản phẩm thủy sản quốc gia, sản phẩm thủy sản chủ lực; sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; công nghệ chế biến phụ phẩm thành thực phẩm hoặc làm nguyên liệu cho ngành kinh tế khác;
- Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề trong hoạt động thủy sản;
- Thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Xây dựng trung tâm nghề cá lớn;
- Mua bảo hiểm nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo; bảo hiểm thuyền viên; bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị cho tàu cá khai thác thủy sản trên biển từ vùng khơi trở ra;
- Phát triển hoạt động thủy sản từ vùng khơi trở ra; khôi phục sản xuất khi có sự cố môi trường, thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ ngư dân trong thời gian cấm khai thác thủy sản, chuyển đổi nghề nhằm giảm cường lực khai thác thủy sản ven bờ;
- Xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thủy sản được quy định như thế nào?
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thủy sản được quy định tại Điều 8 Luật Thủy sản 2017 như sau:
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thủy sản
1. Ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực thủy sản.
2. Hỗ trợ, đầu tư nguồn lực trong lĩnh vực thủy sản.
3. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ; trao đổi thông tin, thương mại, kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy sản.
4. Bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật trong vùng biển quốc tế, loài cá di cư theo quy định của tổ chức nghề cá khu vực và Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
5. Phối hợp kiểm tra, xử lý hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thủy sản được quy định như sau:
- Ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực thủy sản.
- Hỗ trợ, đầu tư nguồn lực trong lĩnh vực thủy sản.
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ; trao đổi thông tin, thương mại, kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy sản.
- Bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật trong vùng biển quốc tế, loài cá di cư theo quy định của tổ chức nghề cá khu vực và Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
- Phối hợp kiểm tra, xử lý hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động thủy sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?