Tàu đánh bắt xa bờ có công suất máy chính trên 400CV có phải chịu thuế giá trị gia tăng hay không?
- Tàu đánh bắt xa bờ có công suất máy chính trên 400CV có phải chịu thuế giá trị gia tăng hay không?
- Mức hỗ trợ ngư dân mua bảo hiểm thân tàu đánh bắt xa bờ có công suất máy chính trên 400CV là bao nhiêu?
- Kinh phí hỗ trợ ngư dân mua bảo hiểm thân tàu đánh bắt xa bờ có công suất máy chính trên 400CV lấy từ đâu?
Tàu đánh bắt xa bờ có công suất máy chính trên 400CV có phải chịu thuế giá trị gia tăng hay không?
Đối tượng không chịu thuế GTGT được quy định tại khoản 3a Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC) như sau:
Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
3a. Phân bón là các loại phân hữu cơ và phân vô cơ như: phân lân, phân đạm (urê), phân NPK, phân đạm hỗn hợp, phân phốt phát, bồ tạt; phân vi sinh và các loại phân bón khác;
Thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm các loại sản phẩm đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm, các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản và vật nuôi khác, các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi (như premix, hoạt chất và chất mang) theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 5/2/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi và khoản 2, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Tàu đánh bắt xa bờ là tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên làm nghề khai thác hải sản hoặc dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ khai thác, bảo quản sản phẩm cho tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên làm nghề khai thác hải sản hoặc dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản;
Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gồm: máy cày; máy bừa; máy phay; máy rạch hàng; máy bạt gốc; thiết bị san phẳng đồng ruộng; máy gieo hạt; máy cấy; máy trồng mía; hệ thống máy sản xuất mạ thảm; máy xới, máy vun luống, máy vãi, rắc phân, bón phân; máy, bình phun thuốc bảo vệ thực vật; máy thu hoạch lúa, ngô, mía, cà phê, bông; máy thu hoạch củ, quả, rễ; máy đốn chè, máy hái chè; máy tuốt đập lúa; máy bóc bẹ tẽ hạt ngô; máy tẽ ngô; máy đập đậu tương; máy bóc vỏ lạc; xát vỏ cà phê; máy, thiết bị sơ chế cà phê, thóc ướt; máy sấy nông sản (lúa, ngô, cà phê, tiêu, điều...), thủy sản; máy thu gom, bốc mía, lúa, rơm rạ trên đồng; máy ấp, nở trứng gia cầm; máy thu hoạch cỏ, máy đóng kiện rơm, cỏ; máy vắt sữa và các loại máy chuyên dùng khác.
...
Căn cứ quy định trên thì tàu đánh bắt xa bờ là tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên làm nghề khai thác hải sản hoặc dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
Do đó, trường hợp gia đình bạn đặt làm tàu đánh bắt xa bờ có công suất máy chính trên 400CV không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Tàu đánh bắt xa bờ có công suất máy chính trên 400CV có phải chịu thuế giá trị gia tăng hay không? (Hình từ Internet)
Mức hỗ trợ ngư dân mua bảo hiểm thân tàu đánh bắt xa bờ có công suất máy chính trên 400CV là bao nhiêu?
Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu đánh bắt xa bờ có công suất máy chính trên 400CV theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 67/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 17/2018/NĐ-CP) như sau:
Chính sách bảo hiểm
Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là thành viên tổ đội, nghiệp đoàn nghề cá, hợp tác xã khai thác hải sản và có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên:
1. Hỗ trợ hàng năm 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu.
2. Hỗ trợ hàng năm 50% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu (bảo hiểm mọi rủi ro đối với thân tàu, không bao gồm trang thiết bị đánh bắt hải sản, ngư lưới cụ trên tàu).
Như vậy, đối với tàu đánh bắt xa bờ có công suất máy chính trên 400CV thì được hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu với mức hỗ trợ hàng năm là 50% (bảo hiểm mọi rủi ro đối với thân tàu, không bao gồm trang thiết bị đánh bắt hải sản, ngư lưới cụ trên tàu).
Kinh phí hỗ trợ ngư dân mua bảo hiểm thân tàu đánh bắt xa bờ có công suất máy chính trên 400CV lấy từ đâu?
Kinh phí hỗ trợ ngư dân mua bảo hiểm thân tàu đánh bắt xa bờ có công suất máy chính trên 400CV được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 115/2014/TT-BTC như sau:
Hỗ trợ của Nhà nước
...
2. Kinh phí hỗ trợ
Kinh phí hỗ trợ được đảm bảo từ nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước, cụ thể như sau:
a) Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi;
b) Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% kinh phí đối với các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%, ngân sách địa phương đảm bảo 50% còn lại;
c) Các địa phương còn lại sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.
...
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động thủy sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?