Học viện Công an nhân dân có thuộc đối tượng trang bị vũ khí thể thao không? Vũ khí thể thao được sử dụng khi nào?
Học viện Công an nhân dân có thuộc đối tượng trang bị vũ khí thể thao không?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định như sau:
Đối tượng được trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
1. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ bao gồm:
a) Đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an;
b) Trại giam, trại tạm giam;
c) Học viện, trường Công an nhân dân; Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân làm công tác đào tạo, huấn luyện;
d) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh);
đ) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
e) Công an xã, phường, thị trấn.
2. Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao, bao gồm:
a) Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao Công an nhân dân;
b) Học viện, trường Công an nhân dân;
c) Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân có huấn luyện thi đấu thể thao.
3. Đối tượng quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều này được trang bị vật liệu nổ quân dụng.
Cùng với đó, căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định như sau:
Loại, số lượng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trang bị
1. Các đối tượng quy định tại Điều 3 Thông tư này căn cứ tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ công tác đề xuất cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định trang bị cụ thể loại, số lượng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, cụ thể:
a) Các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 3 Thông tư này được xem xét trang bị loại vũ khí, công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu, súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân, trực thăng vũ trang, bom, mìn, lựu đạn, các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, đạn sử dụng cho các loại súng được trang bị;
b) Đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 3 Thông tư này được xem xét trang bị loại vũ khí, công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, hơi cay, dùi cui điện, bình xịt hơi cay, găng tay bắt dao, áo giáp, dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khóa số tám, các loại vũ khí thô sơ;
c) Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này được trang bị các loại vũ khí thể thao;
d) Đối tượng quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 3 Thông tư này được trang bị vật liệu nổ quân dụng.
Như vậy, học viện Công an nhân dân thuộc một trong những đối tượng được trang bị các loại vũ khí thể thao theo quy định của pháp luật.
Học viện Công an nhân dân có thuộc đối tượng trang bị vũ khí thể thao không? Vũ khí thể thao được sử dụng khi nào? (Hình từ Internet)
Vũ khí thể thao được sử dụng khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định như sau:
Sử dụng vũ khí thể thao
1. Vũ khí thể thao được sử dụng trong tập luyện, thi đấu thể thao tại trường bắn hoặc địa điểm tổ chức, được cảnh giới và có biện pháp bảo đảm an toàn; tuân thủ giáo án tập luyện, luật thi đấu thể thao và điều lệ giải.
2. Vũ khí thể thao phải được kiểm tra an toàn trước, trong và sau khi tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Vũ khí thể thao được giao cho vận động viên, huấn luyện viên, học viên hoặc hội viên thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này để tập luyện, thi đấu thể thao tại địa điểm tập luyện và thi đấu.
Theo đó, vũ khí thể thao được sử dụng trong tập luyện, thi đấu thể thao tại trường bắn hoặc địa điểm tổ chức, được cảnh giới và có biện pháp bảo đảm an toàn; tuân thủ giáo án tập luyện, luật thi đấu thể thao và điều lệ giải.
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định như sau:
Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao
1. Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao bao gồm:
a) Quân đội nhân dân;
b) Dân quân tự vệ;
c) Công an nhân dân;
d) Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
đ) Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh;
e) Cơ quan, tổ chức khác được thành lập, cấp phép hoạt động trong luyện tập, thi đấu thể thao.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vũ khí thể thao có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?