Mẫu đơn đề nghị cho phép triển khai sử dụng vũ khí thể thao để làm đạo cụ mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị cho phép triển khai sử dụng vũ khí thể thao để làm đạo cụ mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Thời hạn Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét và có văn bản trả lời về việc đồng ý triển khai thực hiện sử dụng vũ khí thể thao để làm đạo cụ là bao lâu?
- Vũ khí thể thao sử dụng để làm đạo cụ phải bảo đảm những điều kiện nào?
Mẫu đơn đề nghị cho phép triển khai sử dụng vũ khí thể thao để làm đạo cụ mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 06/2015/TT-BVHTTDL, có quy định về mẫu đơn đề nghị cho phép triển khai sử dụng vũ khí thể thao để làm đạo cụ như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị cho phép triển khai sử dụng vũ khí thể thao để làm đạo cụ: TẠI ĐÂY.
Mẫu đơn đề nghị cho phép triển khai sử dụng vũ khí thể thao để làm đạo cụ mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét và có văn bản trả lời về việc đồng ý triển khai thực hiện sử dụng vũ khí thể thao để làm đạo cụ là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 06/2015/TT-BVHTTDL, có quy định về trình tự, thủ tục cho phép tổ chức triển khai sử dụng vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng được sử dụng làm đạo cụ như sau:
Trình tự, thủ tục cho phép tổ chức triển khai sử dụng vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng được sử dụng làm đạo cụ
Cơ quan, tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ đến cơ quan chủ quản trực tiếp hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao để đề nghị cho phép tổ chức triển khai sử dụng vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng làm đạo cụ phù hợp với kịch bản phim, nội dung chương trình biểu diễn nghệ thuật theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BVHTTDL-BCA.
1. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cho phép tổ chức triển khai sử dụng vũ khí quân dụng/súng săn/vũ khí thể thao/vật liệu nổ/công cụ hỗ trợ để làm đạo cụ theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan, tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật;
c) Kịch bản phim hoặc Bản nội dung chương trình biểu diễn nghệ thuật.
2. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chủ quản trực tiếp hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao xem xét, có văn bản trả lời về việc đồng ý triển khai thực hiện; trường hợp không đồng ý phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. Văn bản trả lời thực hiện theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cơ quan, tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật chịu trách nhiệm liên hệ với Cơ quan Tổng cục Cảnh sát, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tổ chức triển khai sử dụng vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng làm đạo cụ sau khi nhận được văn bản đồng ý về việc tổ chức triển khai thực hiện.
Việc sử dụng vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng làm đạo cụ thực hiện theo quy định của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BVHTTDL-BCA và các văn bản pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét và có văn bản trả lời về việc đồng ý triển khai thực hiện sử dụng vũ khí thể thao để làm đạo cụ là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp không đồng ý phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Vũ khí thể thao sử dụng để làm đạo cụ phải bảo đảm những điều kiện nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BVHTTDL-BCA, có quy định về điều kiện, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ làm đạo cụ hoặc để trưng bày, triển lãm như sau:
Điều kiện, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ làm đạo cụ hoặc để trưng bày, triển lãm
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động văn hóa, nghệ thuật có trách nhiệm sử dụng kỹ xảo điện ảnh để tạo cảnh cháy, nổ thật thay thế việc sử dụng vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ làm đạo cụ trong hoạt động sản xuất phim, biểu diễn nghệ thuật.
2. Vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ làm đạo cụ hoặc để trưng bày, triển lãm được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm một trong những điều kiện sau:
a) Vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ không còn tính năng, tác dụng;
b) Vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ được tạm thời làm mất tính năng, tác dụng;
c) Vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng chỉ được sử dụng làm đạo cụ khi không còn biện pháp thay thế và phù hợp với kịch bản phim, nội dung chương trình biểu diễn nghệ thuật. Cơ quan chủ quản trực tiếp của cơ quan, tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật phải có văn bản đồng ý triển khai thực hiện; trường hợp cơ quan, tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật không có cơ quan chủ quản trực tiếp thì phải được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại nơi cơ quan, tổ chức đó đặt trụ sở chính đồng ý bằng văn bản. Đồng thời, việc triển khai thực hiện cần có sự phối hợp giữa cơ quan, tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật với cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 4 Điều này hoặc cơ quan, đơn vị khác có chức năng và đủ điều kiện bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
3. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm bố trí người có chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền cấp để quản lý, hướng dẫn sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ làm đạo cụ trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật.
4. Tổng cục Cảnh sát, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật để thực hiện quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì vũ khí thể thao sử dụng để làm đạo cụ phải bảo đảm những điều kiện sau:
- Vũ khí thể thao không còn tính năng, tác dụng;
- Vũ khí thể thao được tạm thời làm mất tính năng, tác dụng;
- Vũ khí thể thao còn tính năng, tác dụng chỉ được sử dụng làm đạo cụ khi không còn biện pháp thay thế và phù hợp với kịch bản phim, nội dung chương trình biểu diễn nghệ thuật.
+ Cơ quan chủ quản trực tiếp của cơ quan, tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật phải có văn bản đồng ý triển khai thực hiện; trường hợp cơ quan, tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật không có cơ quan chủ quản trực tiếp thì phải được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại nơi cơ quan, tổ chức đó đặt trụ sở chính đồng ý bằng văn bản.
+ Đồng thời, việc triển khai thực hiện cần có sự phối hợp giữa cơ quan, tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật với cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 4 Điều này hoặc cơ quan, đơn vị khác có chức năng và đủ điều kiện bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình sử dụng vũ khí.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vũ khí thể thao có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?