Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học được thành lập như thế nào?
- Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học được thành lập như thế nào?
- Chủ tịch Hội đồng Khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
- Phiếu đánh giá chế phẩm sinh học do Thư ký Hội đồng Khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học cung cấp có những nội dung gì?
Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học được thành lập như thế nào?
Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 19/2010/TT-BTNMT như sau:
Thành lập, chức năng, nguyên tắc làm việc của Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm thành lập Hội đồng Khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học (sau đây gọi tắt là Hội đồng). Hội đồng phải bảo đảm ít nhất 07 (bảy) thành viên bao gồm: Chủ tịch Hội đồng, Thư ký và các ủy viên Hội đồng là những người có trình độ từ đại học trở lên về chuyên môn phù hợp với yêu cầu, có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên ngành sinh học, công nghệ sinh học và công nghệ môi trường.
2. Hội đồng có chức năng tư vấn giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường đánh giá hiệu quả và tính an toàn đối với sức khỏe con người và sinh vật của chế phẩm sinh học.
3. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, thảo luận công khai, trực tiếp giữa các thành viên của Hội đồng và kết luận theo đa số.
Theo quy định trên, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm thành lập Hội đồng Khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học.
Hội đồng phải bảo đảm ít nhất 07 thành viên bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng;
- Thư ký Hội đồng;
- Và các ủy viên Hội đồng.
Thành viên Hội đồng Khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học là những người có trình độ từ đại học trở lên về chuyên môn phù hợp với yêu cầu, có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên ngành sinh học, công nghệ sinh học và công nghệ môi trường.
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, thảo luận công khai, trực tiếp giữa các thành viên của Hội đồng và kết luận theo đa số.
Hội đồng Khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng Khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
Chủ tịch Hội đồng Khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học có trách nhiệm và quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 19/2010/TT-BTNMT như sau:
Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng
1. Trách nhiệm và quyền hạn của các ủy viên Hội đồng:
a) Tham gia các hoạt động trước, trong và sau phiên họp chính thức của Hội đồng khi có yêu cầu;
b) Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan đến chế phẩm sinh học đăng ký lưu hành và nhận xét bằng văn bản về các nội dung của Hồ sơ;
c) Thực hiện nhiệm vụ tại phiên họp Hội đồng một cách khoa học, trung thực, khách quan. Viết phiếu đánh giá tại phiên họp chính thức của Hội đồng;
d) Quản lý các tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật và nộp lại tài liệu này cho Cơ quan Thường trực Hội đồng sau khi kết thúc nhiệm vụ;
đ) Được hưởng thù lao theo chế độ tài chính hiện hành khi thực hiện nhiệm vụ.
2. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng:
Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên Hội đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn sau:
a) Điều khiển phiên họp của Hội đồng theo đúng quy định của Thông tư này và pháp luật liên quan;
b) Tổng hợp, xử lý các ý kiến trao đổi thảo luận tại phiên họp chính thức của Hội đồng, chuẩn bị ý kiến kết luận để đưa ra Hội đồng thông qua và công bố kết quả đánh giá của Hội đồng;
c) Chịu trách nhiệm về các hoạt động và những đánh giá, kết luận của Hội đồng.
...
Như vậy, ngoài trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên Hội đồng theo quy định tại khoản 1 nêu trên, Chủ tịch Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn sau:
- Điều khiển phiên họp của Hội đồng theo đúng quy định của Thông tư này và pháp luật liên quan;
- Tổng hợp, xử lý các ý kiến trao đổi thảo luận tại phiên họp chính thức của Hội đồng, chuẩn bị ý kiến kết luận để đưa ra Hội đồng thông qua và công bố kết quả đánh giá của Hội đồng;
- Chịu trách nhiệm về các hoạt động và những đánh giá, kết luận của Hội đồng.
Phiếu đánh giá chế phẩm sinh học do Thư ký Hội đồng Khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học cung cấp có những nội dung gì?
Phiếu đánh giá chế phẩm sinh học do Thư ký Hội đồng Khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học cung cấp có những nội dung quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 Thông tư 19/2010/TT-BTNMT như sau:
Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng
...
3. Trách nhiệm và quyền hạn của Thư ký Hội đồng:
Ngoài trách nhiệm và quyền hạn của ủy viên Hội đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này, Thư ký Hội đồng còn có trách nhiệm và quyền hạn sau:
a) Ghi biên bản phiên họp của Hội đồng một cách đầy đủ, trung thực;
b) Cung cấp phiếu đánh giá chế phẩm sinh học cho các ủy viên Hội đồng; phiếu đánh giá bao gồm những nội dung chính sau: đánh giá thành phần, đặc tính, hiệu quả của chế phẩm sinh học so với tài liệu của nhà sản xuất cung cấp; tính an toàn đối với sức khỏe con người và sinh vật;
c) Hoàn chỉnh và chuyển giao biên bản phiên họp chính thức của Hội đồng, toàn bộ hồ sơ và các tài liệu liên quan khác cho Cơ quan Thường trực Hội đồng;
d) Đọc các báo cáo có liên quan trong phiên họp Hội đồng.
Như vậy, Thư ký Hội đồng Khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học cung cấp phiếu đánh giá chế phẩm sinh học cho các ủy viên Hội đồng;
Phiếu đánh giá bao gồm những nội dung chính sau: đánh giá thành phần, đặc tính, hiệu quả của chế phẩm sinh học so với tài liệu của nhà sản xuất cung cấp; tính an toàn đối với sức khỏe con người và sinh vật.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chế phẩm sinh học có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Cách tính tuổi đảng viên khi không còn giữ quyết định kết nạp Đảng? Bao nhiêu tuổi đảng thì được xét tặng Huy hiệu Đảng?
- Mẫu hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới nhất là mẫu nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội?
- Hướng dẫn 4705 về việc tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 thế nào? Hướng dẫn tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025?
- Mẫu Biên bản làm việc với Đảng viên xin ra khỏi Đảng? Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại?