Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do ai thành lập nếu đơn vị không đủ 5 thành viên?
- Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có bao nhiêu thành viên?
- Trường hợp đơn vị sự nghiệp không đủ 5 thành viên thì hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do ai thành lập?
- Việc giải quyết khiếu nại tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ xét thăng hạng do thành viên nào của hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện?
Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 34/2016/TT-BNNPTNT quy định về hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau:
Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (sau đây viết tắt là Hội đồng) do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng thành lập theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2012/TT-BNV. Hội đồng hoạt động theo từng đợt xét thăng hạng và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Hội đồng được sử dụng con dấu, tài khoản của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng trong các hoạt động của Hội đồng.
3. Thành phần Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có 05 hoặc 07 thành viên, gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Các ủy viên Hội đồng khác là đại diện lãnh đạo các bộ phận chuyên môn của đơn vị sự nghiệp, trong đó có đại diện lãnh đạo bộ phận viên chức đang công tác, đại diện lãnh đạo bộ phận phụ trách công tác tổ chức cán bộ và có 01 ủy viên kiêm thư ký Hội đồng.
...
Như vậy, theo quy định thì thành phần Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có 05 hoặc 07 thành viên.
Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có bao nhiêu thành viên? (Hình từ Internet)
Trường hợp đơn vị sự nghiệp không đủ 5 thành viên thì hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do ai thành lập?
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Thông tư 34/2016/TT-BNNPTNT quy định hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau:
Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
...
3. Thành phần Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có 05 hoặc 07 thành viên, gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Các ủy viên Hội đồng khác là đại diện lãnh đạo các bộ phận chuyên môn của đơn vị sự nghiệp, trong đó có đại diện lãnh đạo bộ phận viên chức đang công tác, đại diện lãnh đạo bộ phận phụ trách công tác tổ chức cán bộ và có 01 ủy viên kiêm thư ký Hội đồng.
Trường hợp đơn vị sự nghiệp không đủ 05 thành viên để thành lập Hội đồng theo quy định hoặc viên chức được xét thăng hạng là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thì cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp thành lập Hội đồng xét thăng hạng viên chức. Hội đồng xét thăng hạng có 05 hoặc 07 thành viên do người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp quyết định.
Như vậy, trường hợp đơn vị sự nghiệp không đủ 05 thành viên để thành lập hội đồng theo quy định thì cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp thành lập Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Việc giải quyết khiếu nại tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ xét thăng hạng do thành viên nào của hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 34/2016/TT-BNNPTNT quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng
a) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng theo quy định, chỉ đạo việc xét thăng hạng đúng quy chế quy định tại Thông tư này;
b) Phân công trách nhiệm cho từng thành viên Hội đồng;
c) Quyết định thành lập Ban kiểm tra, sát hạch;
d) Tổ chức việc xây dựng nội dung phỏng vấn hoặc thực hành theo đúng quy định, đảm bảo bí mật;
đ) Tổ chức việc phỏng vấn hoặc thực hành và tổng hợp kết quả xét thăng hạng theo quy định;
e) Báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng theo quy định;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ xét thăng hạng.
2. Các ủy viên Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng phân công nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo các hoạt động của Hội đồng thực hiện đúng quy định.
3. Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng giúp Chủ tịch Hội đồng
a) Chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần thiết của Hội đồng và ghi biên bản các cuộc họp Hội đồng;
b) Tổ chức và chuẩn bị các tài liệu để hướng dẫn ôn tập cho viên chức đăng ký xét thăng hạng;
c) Tổ chức việc thu phí đăng ký xét thăng hạng, quản lý chi tiêu và thanh quyết toán phí đăng ký xét thăng hạng theo đúng quy định;
d) Tổng hợp, báo cáo kết quả xét tuyển với Hội đồng.
Như vậy, việc giải quyết khiếu nại tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp sẽ do Chủ tịch hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?