Hợp đồng tái bảo hiểm là gì? Một tài sản tái bảo hiểm được xác định là bị giảm giá trị trong trường hợp nào?
Hợp đồng tái bảo hiểm là gì?
Hợp đồng tái bảo hiểm được quy định tại Mục 5 Chuẩn mực số 19 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC cụ thể như sau:
05. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
...
Hợp đồng tái bảo hiểm: Là hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm phát hành để bồi thường cho doanh nghiệp nhượng tái đối với những tổn thất của một hay nhiều hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp nhượng tái phát hành.
...
Tài sản tái bảo hiểm: Là quyền thuần theo hợp đồng của nhà nhượng tái trong hợp đồng tái bảo hiểm.
...
Theo đó, hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm phát hành để bồi thường cho doanh nghiệp nhượng tái đối với những tổn thất của một hay nhiều hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp nhượng tái phát hành.
Trong đó: Tài sản tái bảo hiểm là quyền thuần theo hợp đồng của nhà nhượng tái trong hợp đồng tái bảo hiểm.
Hợp đồng tái bảo hiểm là gì? Một tài sản tái bảo hiểm được xác định là bị giảm giá trị trong trường hợp nào? (hình từ internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm có được bù trừ chi phí của những hợp đồng tái bảo hiểm với các chi phí của các hợp đồng bảo hiểm liên quan?
Tại Mục 12 Chuẩn mực số 19 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC quy định cụ thể như sau:
Đánh giá và ghi nhận
Áp dụng chính sách kế toán
12. Doanh nghiệp bảo hiểm phải áp dụng các chính sách kế toán:
a) Không được trích lập và ghi nhận khoản dự phòng để bồi thường trong tương lai, nếu các yêu cầu đòi bồi thường phát sinh từ các hợp đồng này không tồn tại tại thời điểm khóa sổ lập báo cáo tài chính (Ví dụ: Dự phòng dao động lớn hay dự phòng đảm bảo cân đối);
b) Phải kiểm tra tính đầy đủ của các khoản nợ phải trả quy định trong đoạn 13-17.
c) Xóa bỏ một khoản nợ bảo hiểm (hoặc một phần của khoản nợ bảo hiểm) ra khỏi Bảng cân đối kế toán khi nó đã được thanh toán, được hủy bỏ hay hết hạn.
d) Doanh nghiệp bảo hiểm không được bù trừ:
(i) Các tài sản tái bảo hiểm với các khoản nợ bảo hiểm liên quan; hoặc
(ii) Thu nhập hay chi phí của những hợp đồng tái bảo hiểm với các chi phí hay thu nhập của các hợp đồng bảo hiểm liên quan;
đ) Cần phải xem xét, đánh giá mức độ giảm giá của các tài sản tái bảo hiểm như quy định tại đoạn 18.
Theo quy định này thì doanh nghiệp bảo hiểm không được bù trừ các khoản sau:
(i) Các tài sản tái bảo hiểm với các khoản nợ bảo hiểm liên quan; hoặc
(ii) Thu nhập hay chi phí của những hợp đồng tái bảo hiểm với các chi phí hay thu nhập của các hợp đồng bảo hiểm liên quan.
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm không được bù trừ chi phí của những hợp đồng tái bảo hiểm với các chi phí của các hợp đồng bảo hiểm liên quan.
Một tài sản tái bảo hiểm được xác định là bị giảm giá trị trong trường hợp nào?
Tại Mục 18 Chuẩn mực số 19 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC quy định nếu như các tài sản tái bảo hiểm của doanh nghiệp nhượng tái bị giảm giá trị thì có thể giảm giá trị ghi sổ một cách thích hợp và ghi nhận sự giảm giá trị trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Một tài sản tái bảo hiểm bị giảm giá trị khi:
- Có bằng chứng chắc chắn là kết quả của một sự kiện phát sinh sau khi ghi nhận tài sản tái bảo hiểm, theo đó doanh nghiệp nhượng tái có thể không thu hồi được toàn bộ số phải thu theo điều khoản của hợp đồng tái bảo hiểm;
- Có thể đo lường được một cách đáng tin cậy những ảnh hưởng của sự kiện đó đối với số phải thu của doanh nghiệp nhượng tái từ doanh nghiệp nhận tái.
Lưu ý: Chuẩn mực số 19 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC không áp dụng với:
- Giấy bảo hành sản phẩm, hàng hóa;
- Tài sản và các khoản nợ phải trả cho người lao động;
- Các quyền và nghĩa vụ mang tính hợp đồng liên quan đến việc sử dụng hoặc quyền được sử dụng trong tương lai một khoản phi tài chính (Ví dụ: Phí đăng ký, phí bản quyền, tiền chi trả hợp đồng phát sinh đột xuất và các khoản tương tự khác), cũng như đảm bảo giá trị còn lại của bên thuê trong một hợp đồng thuê tài chính (quy định tại Chuẩn mực kế toán số 06 - "Thuê tài sản"; Chuẩn mực kế toán số 14 - "Doanh thu và thu nhập khác" và Chuẩn mực kế toán số 04 - "TSCĐ vô hình");
- Các cam kết bảo lãnh tài chính do doanh nghiệp cam kết thực hiện hoặc giữ lại để chuyển giao cho một bên khác về tài sản tài chính hoặc công cụ nợ tài chính thuộc phạm vi điều chỉnh của chuẩn mực kế toán "Công cụ tài chính" (Các cam kết tài chính có thể được thể hiện dưới các hình thức như: Các bảo đảm tài chính, thư tín dụng);
- Các khoản phải thu hay phải trả tiềm tàng trong hoạt động hợp nhất kinh doanh (quy định tại Chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh);
- Các hợp đồng bảo hiểm gốc mà doanh nghiệp bảo hiểm là bên mua bảo hiểm.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng bảo hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?