Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là gì? Nếu người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì các bên có được quyền hủy bỏ Hợp đồng?
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là gì?
- Người thứ ba trong Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba được trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đối với họ không?
- Quyền từ chối của người thứ ba trong Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba được quy định ra sao?
- Nếu người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì các bên có được quyền hủy bỏ Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba không?
Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là gì?
Các loại hợp đồng dân sự chủ yếu được quy định tại Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Các loại hợp đồng chủ yếu
Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Theo đó, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba được hiểu là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là gì? Nếu người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì các bên có được quyền hủy bỏ Hợp đồng? (hình từ internet)
Người thứ ba trong Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba được trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đối với họ không?
Thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba được quy định tại Điều 415 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên trong hợp đồng có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết.
Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
Theo quy định này, khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên trong hợp đồng có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết.
Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
Như vậy, người thứ ba trong Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba được trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đối với họ.
Quyền từ chối của người thứ ba trong Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba được quy định ra sao?
Tại Điều 416 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền từ chối của người thứ ba như sau:
Quyền từ chối của người thứ ba
1. Trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng phải thông báo cho bên có quyền và hợp đồng được coi là bị hủy bỏ, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
2. Trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành và bên có quyền vẫn phải thực hiện cam kết đối với bên có nghĩa vụ. Trong trường hợp này, lợi ích phát sinh từ hợp đồng thuộc về bên mà nếu hợp đồng không vì lợi ích của người thứ ba thì họ là người thụ hưởng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng phải thông báo cho bên có quyền và hợp đồng được coi là bị hủy bỏ, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành và bên có quyền vẫn phải thực hiện cam kết đối với bên có nghĩa vụ.
Trong trường hợp này, lợi ích phát sinh từ hợp đồng thuộc về bên mà nếu hợp đồng không vì lợi ích của người thứ ba thì họ là người thụ hưởng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Nếu người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì các bên có được quyền hủy bỏ Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba không?
Không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba được quy định tại Điều 417 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý.
Như vậy khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?