Hướng dẫn xử lý hóa đơn bán hàng khi giảm thuế GTGT 2% theo Nghị định 72/2024? Xử lý hóa đơn bán hàng khi giảm thuế GTGT 2% từ 01/7/2024?
Hướng dẫn xử lý hóa đơn bán hàng khi giảm thuế GTGT 2% theo Nghị định 72/2024? Hướng dẫn xử lý hóa đơn bán hàng khi giảm thuế GTGT 2% từ 01/7/2024?
Ngày 30/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 72/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 142/2024/QH15.
Nghị định 72/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024. Theo đó, hướng dẫn xử lý hóa đơn bán hàng khi giảm thuế GTGT 2% theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau:
Trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 72/2024/NĐ-CP.
Trường hợp cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 72/2024/NĐ-CP.
(2) Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định 72/2024/NĐ-CP:
Người bán và người mua xử lý hóa đơn đã lập theo quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ.
Căn cứ vào hóa đơn sau khi xử lý, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
Hướng dẫn xử lý hóa đơn bán hàng khi giảm thuế GTGT 2% theo Nghị định 72/2024? Xử lý hóa đơn bán hàng khi giảm thuế GTGT 2% từ 01/7/2024? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 72/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng như sau:
- Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, khi lập hoá đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng:
+ Tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi “8%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán.
Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
- Đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu, khi lập hoá đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng:
+ Tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm;
+ Tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm... (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 142/2024/QH15”.
Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 quy định như sau:
Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
...
2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:
a) Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu;
b) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;
c) Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này còn phải có: hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ; hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
Việc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo đó, điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:
- Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu;
- Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;
- Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 còn phải có: hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ; hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
Việc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán không dùng tiền mặt.
Nguyễn Thị Minh Hiếu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giảm thuế GTGT có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?