Khi nào hành vi có tính chất tình dục được xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc? Quyền của người lao động tại nơi làm việc là gì?

Khi nào hành vi có tính chất tình dục tại nơi làm việc được xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc? Quyền của người lao động tại nơi làm việc là gì? Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc đúng không?

Khi nào hành vi có tính chất tình dục tại nơi làm việc được xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc?

Khi nào hành vi có tính chất tình dục tại nơi làm việc được xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì căn cứ khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
9. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

Như vậy, hành vi có tính chất tình dục tại nơi làm việc được xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc khi hành vi đó không được người bị quấy rối tình dục mong muốn hoặc chấp nhận.

Quyền của người lao động trong quấy rối tình dục tại nơi làm việc là gì? Khi nào hành vi có tính chất tình dục được xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc?

Quyền của người lao động trong quấy rối tình dục tại nơi làm việc là gì? Khi nào hành vi có tính chất tình dục được xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc? (Hình từ Internet)

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc đúng không?

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động được quy định tại khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
...
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Như vậy, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.

Quyền của người lao động tại nơi làm việc là gì?

Quyền của người lao động được quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Chiếu theo quy định trên, quyền của người lao động tại nơi làm việc được quy định là:

- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Đình công;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Phan Thị Như Ý

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi nào hành vi có tính chất tình dục được xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc? Quyền của người lao động tại nơi làm việc là gì?
Pháp luật
Cấp trên có hành vi quấy rối tình dục đối với nhân viên cấp dưới tại nơi làm việc sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Khi xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc có quy định nào mà người bị tố cáo được bảo vệ bí mật và nhân phẩm hay không?
Pháp luật
Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc doanh nghiệp phải có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Quấy rối tình dục phi lời nói tại nơi làm việc là gì? Quy định của doanh nghiệp về xử lý đối với hành vi quấy rối tình dục phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Pháp luật
Có phải quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong nội quy lao động hay không?
Pháp luật
Khoản chi tăng thêm cho việc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Pháp luật
Người có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Cấp trên cố tình động chạm cấp dưới khi đi công tác chung có phải quấy rối tình dục nơi công sở không?
Pháp luật
Người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào