Khoản nợ bảo hiểm là gì? Khi nào thì khoản nợ bảo hiểm được xóa bỏ khỏi Bảng cân đối kế toán theo quy định?
Khoản nợ bảo hiểm là gì?
Căn cứ Mục 5 Chuẩn mực kế toán số 19 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC giải thích về khoản nợ bảo hiểm như sau:
05. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
...
Doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm: Là doanh nghiệp bảo hiểm gốc chuyển giao rủi ro bằng hình thức tái bảo hiểm.
Rủi ro bảo hiểm: Là những rủi ro ngoài rủi ro tài chính được chuyển từ chủ hợp đồng bảo hiểm sang doanh nghiệp bảo hiểm.
Khoản nợ bảo hiểm: Là các nghĩa vụ thuần theo hợp đồng bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.
...
Theo đó, khoản nợ bảo hiểm được hiểu là các nghĩa vụ thuần theo hợp đồng bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.
Khoản nợ bảo hiểm là gì? Khi nào thì khoản nợ bảo hiểm được xóa bỏ khỏi Bảng cân đối kế toán? (hình từ internet)
Khoản nợ bảo hiểm được xóa bỏ khỏi Bảng cân đối kế toán khi nào?
Căn cứ Mục 12 Chuẩn mực kế toán số 19 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC giải thích về áp dụng chính sách kế toán như sau:
Đánh giá và ghi nhận
Áp dụng chính sách kế toán
12. Doanh nghiệp bảo hiểm phải áp dụng các chính sách kế toán:
a) Không được trích lập và ghi nhận khoản dự phòng để bồi thường trong tương lai, nếu các yêu cầu đòi bồi thường phát sinh từ các hợp đồng này không tồn tại tại thời điểm khóa sổ lập báo cáo tài chính (Ví dụ: Dự phòng dao động lớn hay dự phòng đảm bảo cân đối);
b) Phải kiểm tra tính đầy đủ của các khoản nợ phải trả quy định trong đoạn 13-17.
c) Xóa bỏ một khoản nợ bảo hiểm (hoặc một phần của khoản nợ bảo hiểm) ra khỏi Bảng cân đối kế toán khi nó đã được thanh toán, được hủy bỏ hay hết hạn.
...
Theo đó, khoản nợ bảo hiểm được xóa bỏ khỏi Bảng cân đối kế toán khi nó đã được thanh toán, được hủy bỏ hay hết hạn.
Việc kiểm tra tính đầy đủ của các khoản nợ bảo hiểm được tiến hành ra sao?
Căn cứ Chuẩn mực kế toán số 19 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC quy định về việc kiểm tra tính đầy đủ của các khoản nợ bảo hiểm như sau:
- Tại thời điểm khóa sổ lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm phải đánh giá việc ghi nhận các khoản nợ bảo hiểm đã đầy đủ hay chưa, bằng cách ước tính giá trị hiện tại của các luồng tiền phát sinh trong tương lai theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
Nếu đánh giá đó cho thấy giá trị ghi sổ của những khoản nợ bảo hiểm (sau khi trừ đi những chi phí khai thác chờ phân bổ và các tài sản vô hình có liên quan như quy định trong đoạn 27 và 28) là không đủ so với các luồng tiền ước tính trong tương lai, thì toàn bộ số thiếu hụt này sẽ được phản ánh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Doanh nghiệp bảo hiểm phải kiểm tra tính đầy đủ của các khoản nợ bảo hiểm xem có thỏa mãn những yêu cầu tối thiểu dưới đây hay không:
+ Kiểm tra, xem xét các ước tính hiện tại của tất cả các luồng tiền theo hợp đồng và các luồng tiền có liên quan (các chi phí giải quyết khiếu nại) cũng như các luồng tiền phát sinh từ những quyền lựa chọn và đảm bảo đi kèm.
+ Nếu qua kiểm tra cho thấy việc tính toán các khoản nợ là không đầy đủ thì toàn bộ số thiếu hụt này sẽ được hạch toán vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Khi lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nộp cho cơ quan quản lý bảo hiểm (Bộ Tài chính), các doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân theo quy định của các cơ chế tài chính đối với chi phí khai thác.
- Trường hợp chính sách kế toán của doanh nghiệp bảo hiểm không quy định phải kiểm tra tính đầy đủ của khoản nợ xem có thỏa mãn những yêu cầu tối thiểu trong đoạn 14 hay không, doanh nghiệp bảo hiểm phải:
+ Xác định khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản nợ bảo hiểm tương ứng với giá trị ghi sổ của:
++ Những chi phí khai thác có liên quan chờ phân bổ; và
++ Bất kì một tài sản vô hình nào có liên quan như các tài sản có được từ hợp nhất doanh nghiệp hay chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm như quy định tại đoạn 27 và 28. Tuy nhiên, các tài sản tái bảo hiểm liên quan không được xem xét vì chúng đã được hạch toán một cách riêng rẽ như quy định tại đoạn 18.
+ Xác định xem số liệu được nêu trong đoạn (a) có thấp hơn giá trị ghi sổ của nó hay không, nếu các khoản nợ bảo hiểm tương ứng thuộc phạm vi của Chuẩn mực kế toán "Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng".
Trường hợp phát sinh chênh lệch nhỏ hơn, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải ghi nhận toàn bộ khoản chênh lệch đó vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và ghi giảm giá trị ghi sổ của những chi phí khai thác hợp đồng chờ phân bổ hoặc các tài sản vô hình có liên quan hoặc ghi tăng giá trị ghi sổ của những khoản nợ bảo hiểm tương ứng.
- Nếu việc kiểm tra tính đầy đủ của khoản nợ bảo hiểm thỏa mãn được những yêu cầu tối thiểu quy định tại đoạn 14 thì việc kiểm tra sẽ được áp dụng ở mức độ tổng thể.
Ngược lại nếu việc kiểm tra tính đầy đủ của khoản nợ bảo hiểm không thỏa mãn những yêu cầu tối thiểu, thì cách tính trong đoạn 15 được sử dụng ở mức độ của từng nhóm hợp đồng có mức độ rủi ro tương tự và coi như một nhóm danh mục đơn lẻ.
- Số liệu tính được theo quy định tại đoạn 15(b) (Ví dụ: Kết quả của việc áp dụng Chuẩn mực "Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng") sẽ phản ảnh tỷ suất lợi nhuận đầu tư trong tương lai như quy định tại đoạn 24 - 26 khi số liệu tính được theo quy định tại đoạn 15(a) cũng phản ánh những tỷ suất lợi nhuận đó.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khoản nợ bảo hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?