Nghĩa vụ liên đới của doanh nghiệp là gì? Khoản dự phòng có được ghi nhận khi doanh nghiệp có nghĩa vụ liên đới hay không?
Nghĩa vụ liên đới của doanh nghiệp là gì?
Theo Mục 7 Chuẩn mực kế toán số 18 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC quy định như sau:
07. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Một khoản dự phòng: Là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.
Một khoản nợ phải trả: Là nghĩa vụ nợ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện đã qua và việc thanh toán khoản phải trả này dẫn đến sự giảm sút về lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.
Sự kiện có tính chất bắt buộc: Là sự kiện làm nảy sinh một nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới khiến cho doanh nghiệp không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện nghĩa vụ đó.
Nghĩa vụ pháp lý: Là nghĩa vụ phát sinh từ:
a) Một hợp đồng;
b) Một văn bản pháp luật hiện hành.
Nghĩa vụ liên đới: Là nghĩa vụ phát sinh từ các hoạt động của một doanh nghiệp khi thông qua các chính sách đã ban hành hoặc hồ sơ, tài liệu hiện tại có liên quan để chứng minh cho các đối tác khác biết rằng doanh nghiệp sẽ chấp nhận và thực hiện những nghĩa vụ cụ thể.
Nợ tiềm tàng: Là:
a) Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được; hoặc
...
Theo đó, nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ phát sinh từ các hoạt động của một doanh nghiệp khi thông qua các chính sách đã ban hành hoặc hồ sơ, tài liệu hiện tại có liên quan để chứng minh cho các đối tác khác biết rằng doanh nghiệp sẽ chấp nhận và thực hiện những nghĩa vụ cụ thể.
Nghĩa vụ liên đới của doanh nghiệp là gì? Khoản dự phòng có được ghi nhận khi doanh nghiệp có nghĩa vụ liên đới hay không? (hình từ internet)
Khoản dự phòng có được ghi nhận khi doanh nghiệp có nghĩa vụ liên đới hay không?
Nguyên tắc ghi nhận các khoản dự phòng được quy định tại Mục 11 Chuẩn mực kế toán số 18 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC như sau:
Nguyên tắc ghi nhận
Các khoản dự phòng
11. Một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau:
a) Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;
b) Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và
c) Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.
Nghĩa vụ nợ
12. Rất ít trường hợp không thể chắc chắn được rằng liệu doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hay không. Trong trường hợp này một sự kiện đã xảy ra được xem là phát sinh ra nghĩa vụ nợ khi xem xét tất cả các chứng cứ đã có chắc chắn xác định được nghĩa vụ nợ tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Như vậy, khoản dự phòng được ghi nhận khi doanh nghiệp có nghĩa vụ liên đới nếu doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện sau:
- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và
- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.
Tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp thì nghĩa vụ liên đới chỉ phát sinh khi nào?
Căn cứ Mục 68 Chuẩn mực kế toán số 18 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC quy định như sau:
68. Khi tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp thì nghĩa vụ liên đới chỉ phát sinh khi:
a) Có kế hoạch chính thức, cụ thể để xác định rõ việc tái cơ cấu doanh nghiệp, trong đó phải thỏa mãn ít nhất 5 nội dung sau:
(i) Thay đổi toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh;
(ii) Các vị trí quan trọng bị ảnh hưởng;
(iii) Vị trí, nhiệm vụ và số lượng nhân viên ước tính sẽ được nhận bồi thường khi họ buộc phải thôi việc;
(iv) Các khoản chi phí sẽ phải chi trả; và
(v) Khi kế hoạch được thực hiện.
b) Đưa danh sách chủ thể chắc chắn bị ảnh hưởng; thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc thông báo các vấn đề quan trọng đến những chủ thể bị ảnh hưởng của việc tái cơ cấu.
69. Bằng chứng cho thấy doanh nghiệp đã tiến hành kế hoạch tái cơ cấu. Ví dụ: Tháo dỡ nhà xưởng, bán tài sản hoặc thông báo công khai về những vấn đề quan trọng của kế hoạch. Thông báo công khai về một kế hoạch tái cơ cấu cụ thể sẽ dẫn đến một nghĩa vụ nợ pháp lý khi kế hoạch đó được thực hiện theo dự tính và đầy đủ chi tiết (tức là phải chỉ rõ những vấn đề quan trọng của kế hoạch) từ đó đưa ra dự tính chắc chắn về những chủ thể có liên quan như khách hàng, các nhà cung cấp, các nhân viên (hoặc những người đại diện cho họ) để doanh nghiệp có thể tiến hành tái cơ cấu.
70. Để kế hoạch có đủ chi tiết liên quan đến nghĩa vụ nợ khi thông báo đến những đối tượng bị ảnh hưởng, thì phải lập và thực hiện kế hoạch càng sớm càng tốt, phải hoàn tất kế hoạch trong khoảng thời gian dự tính. Nếu doanh nghiệp dự tính vẫn còn một khoảng thời gian dài trước khi tiến hành tái cơ cấu hoặc quá trình tái cơ cấu phải mất một thời gian dài bất hợp lý, thì không thể chắc chắn là kế hoạch sẽ được thực hiện đúng thời gian cho phép.
Như vậy, khi tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp thì nghĩa vụ liên đới chỉ phát sinh khi:
- Có kế hoạch chính thức, cụ thể để xác định rõ việc tái cơ cấu doanh nghiệp, trong đó phải thỏa mãn ít nhất 5 nội dung sau:
+ Thay đổi toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh;
+ Các vị trí quan trọng bị ảnh hưởng;
+ Vị trí, nhiệm vụ và số lượng nhân viên ước tính sẽ được nhận bồi thường khi họ buộc phải thôi việc;
+ Các khoản chi phí sẽ phải chi trả; và
+ Khi kế hoạch được thực hiện.
- Đưa danh sách chủ thể chắc chắn bị ảnh hưởng; thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc thông báo các vấn đề quan trọng đến những chủ thể bị ảnh hưởng của việc tái cơ cấu.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghĩa vụ liên đới của doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?
- Cá nhân cải tạo nhà ở có phải kết hợp với việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa không?
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?