Khu Quản lý đường bộ 4 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?
Khu Quản lý đường bộ 4 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 1248/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về vị trí và chức năng của Khu Quản lý đường bộ 4 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Khu Quản lý đường bộ IV là tổ chức trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Cục trưởng) quản lý nhà nước về giao thông đường bộ trong khu vực quản lý; trực tiếp quản lý, bảo trì, khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông các tuyến quốc lộ và đường khác được giao trong khu vực quản lý gồm các tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Hồ Chí Minh, Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
2. Khu Quản lý đường bộ IV là tổ chức hành chính tương đương chi cục, có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, theo quy định, Khu Quản lý đường bộ 4 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Khu Quản lý đường bộ 4 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không? (Hình từ Internet)
Khu Quản lý đường bộ 4 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có những tổ chức hành chính nào?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 1248/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về cơ cấu tổ chức của Khu Quản lý đường bộ 4 như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Phòng Tổ chức - Hành chính.
2. Phòng Kế hoạch - Tài chính.
3. Phòng Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.
4. Phòng Thanh tra - An toàn.
5. Văn phòng Quản lý đường bộ IV.1.
6. Văn phòng Quản lý đường bộ IV.2.
7. Văn phòng Quản lý đường bộ IV.3.
8. Văn phòng Quản lý đường bộ IV.4.
9. Văn phòng Quản lý đường bộ IV.5.
10. Văn phòng Quản lý đường bộ IV.6.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này là tổ chức tham mưu giúp việc Giám đốc Khu; các tổ chức quy định từ khoản 5 đến khoản 10 Điều này là tổ chức hành chính (tương đương phòng), giúp Giám đốc Khu tổ chức quản lý về giao thông đường bộ trong khu vực quản lý.
Văn phòng Quản lý đường bộ có trụ sở riêng, có con dấu theo quy định.
Giám đốc Khu quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu giúp việc; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi quản lý của các Văn phòng Quản lý đường bộ thuộc Khu.
Như vậy, theo quy định, Khu Quản lý đường bộ 4 trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có những tổ chức hành chính sau đây:
(1) Văn phòng Quản lý đường bộ IV.1.
(2) Văn phòng Quản lý đường bộ IV.2.
(3) Văn phòng Quản lý đường bộ IV.3.
(4) Văn phòng Quản lý đường bộ IV.4.
(5) Văn phòng Quản lý đường bộ IV.5.
(6) Văn phòng Quản lý đường bộ IV.6.
Khu Quản lý đường bộ 4 có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về lĩnh vực nào?
Căn cứ khoản 8 Điều 2 Quyết định 1248/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Khu Quản lý đường bộ 4 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
7. Về quản lý vận tải, phương tiện và người lái:
a) Quản lý, cấp phát phôi giấy phép vận tải đường bộ quốc tế, phôi giấy phép lái xe theo ủy quyền của Cục trưởng; cấp giấy phép lưu hành cho xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định của pháp luật;
b) Tham gia hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ tại các địa phương trong khu vực quản lý;
c) Tham gia kiểm tra, giám sát công tác quản lý phương tiện, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
d) Phối hợp điều tra tai nạn lao động xảy ra trên các phương tiện vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
8. Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về tải trọng, khổ giới hạn của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên quốc lộ trong khu vực quản lý theo thẩm quyền.
9. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ trong giao thông đường bộ, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với các dự án xây dựng, bảo trì đường bộ trong khu vực quản lý theo quy định.
10. Thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về giao thông đường bộ trong khu vực quản lý, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
11. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Khu theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Cục Đường bộ Việt Nam.
...
Như vậy, theo quy định, Khu Quản lý đường bộ 4 có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về tải trọng, khổ giới hạn của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên quốc lộ trong khu vực quản lý theo thẩm quyền.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cục Đường bộ Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài là mẫu nào?
- Hoạt động đầu tư xây dựng là gì? 09 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì theo quy định?
- Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa là mẫu nào? Nguyên tắc thương thảo hợp đồng?
- Quy định 191 về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thế nào?
- Đã có 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm trong năm 2025 chưa? Khi nào có 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm?