Khu vực cấm hoạt động khoáng sản là những khu vực nào? Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản được thực hiện như thế nào?
Khu vực cấm hoạt động khoáng sản là những khu vực nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Khoáng sản 2010 có quy định như sau:
Khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản
1. Khu vực cấm hoạt động khoáng sản bao gồm:
a) Khu vực đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của Luật di sản văn hóa;
b) Khu vực đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hoặc đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ, khu bảo tồn địa chất;
c) Khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc nếu tiến hành hoạt động khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
d) Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;
đ) Đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều; hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, dẫn điện, xăng dầu, khí, thông tin liên lạc.
2. Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản được khoanh định khi có một trong các yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về quốc phòng, an ninh;
b) Bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đang được Nhà nước xem xét, công nhận hoặc phát hiện trong quá trình thăm dò, khai thác khoáng sản;
c) Phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai.
3. Trường hợp khu vực đang có hoạt động khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trong khu vực đó được đền bù thiệt hại theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Khu vực cấm hoạt động khoáng sản được pháp luật quy định bao gồm những khu vực sau:
- Khu vực đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của Luật di sản văn hóa;
- Khu vực đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hoặc đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ, khu bảo tồn địa chất;
- Khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc nếu tiến hành hoạt động khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
- Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;
- Đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều; hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, dẫn điện, xăng dầu, khí, thông tin liên lạc.
Khu vực cấm hoạt động khoáng sản là những khu vực nào? Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Khoáng sản 2010 quy định như sau:
Theo đó, việc bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản được thực hiện như sau:
- Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu thân thiện với môi trường; thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải thực hiện các giải pháp và chịu mọi chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường. Giải pháp, chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường phải được xác định trong dự án đầu tư, báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của Chính phủ.
Cơ quan nào có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu vực cấm hoạt động khoáng sản?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Luật Khoáng sản 2010 có quy định như sau:
Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của các bộ, cơ quan ngang bộ
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ chỉ đạo thực hiện các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của Luật này.
2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực khoáng sản; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu vực biên giới, hải đảo hoặc khu vực cấm hoạt động khoáng sản vì lý do quốc phòng, an ninh.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
Theo đó, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình sẽ có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu vực cấm hoạt động khoáng sản vì lý do quốc phòng, an ninh.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động khoáng sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 12 là ngày gì? Quốc tế Người khuyết tật ngày mấy? Ngày 3 tháng 12 có phải ngày lễ lớn không?
- Hồ sơ hải quan có được xem là hồ sơ thuế? Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế đối với các hồ sơ thuế như thế nào?
- Chuyển vượt tuyến là gì? Chuyển lên tuyến trên nữa nếu tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì có bị xem là chuyển vượt tuyến?
- Hoạt động của ban nữ công công đoàn trong công tác cán bộ nữ gồm những gì? Ban nữ công công đoàn họp mấy tháng một lần?
- Giao thừa năm 2025 rơi vào ngày nào? Lời chúc đêm giao thừa 2025 hay, ý nghĩa cho tất cả mọi người?