Những đối tượng nào phải nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản? Lệ phí cấp loại giấy phép này là bao nhiêu?
Hoạt động khoáng sản bao gồm những hoạt động nào?
Hoạt động khoáng sản được quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật khoáng sản 2010 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
2. Nước khoáng là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ trên mặt đất, có thành phần, tính chất và một số hợp chất có hoạt tính sinh học đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài được phép áp dụng tại Việt Nam.
3. Nước nóng thiên nhiên là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ trên mặt đất, luôn có nhiệt độ tại nguồn đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài được phép áp dụng tại Việt Nam.
4. Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản là hoạt động nghiên cứu, điều tra về cấu trúc, thành phần vật chất, lịch sử phát sinh, phát triển vỏ trái đất và các điều kiện, quy luật sinh khoáng liên quan để đánh giá tổng quan tiềm năng khoáng sản làm căn cứ khoa học cho việc định hướng hoạt động thăm dò khoáng sản.
5. Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản.
6. Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản.
...
Như vậy, theo quy định, hoạt động khoáng sản bao gồm:
(1) Hoạt động thăm dò khoáng sản;
(2) Hoạt động khai thác khoáng sản.
Hoạt động khoáng sản bao gồm những hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào phải nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản?
Đối tượng phải nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 191/2016/TT-BTC như sau:
Tổ chức thu và người nộp phí, lệ phí
1. Người nộp phí, lệ phí bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản phải nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản;
b) Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản khi trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trữ lượng báo cáo thăm dò khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản phải nộp phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản.
2. Tổ chức thu phí, lệ phí bao gồm: Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Như vậy, theo quy định, đối tượng phải nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản là tổ chức, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.
Những tổ chức nào có trách nhiệm thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản?
Tổ chức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản được quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 191/2016/TT-BTC như sau:
Tổ chức thu và người nộp phí, lệ phí
1. Người nộp phí, lệ phí bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản phải nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản;
b) Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản khi trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trữ lượng báo cáo thăm dò khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản phải nộp phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản.
2. Tổ chức thu phí, lệ phí bao gồm: Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Như vậy, theo quy định, các tổ chức có trách nhiệm thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản bao gồm:
(1) Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam,
(2) Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia,
(3) Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Mức thu lệ phí cấp giấy phép đối với hoạt động thăm dò khoáng sản là bao nhiêu?
Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản được quy định tại Điều 3 Thông tư 191/2016/TT-BTC như sau:
Mức thu phí, lệ phí
Mức thu phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này.
Đồng thời, căn cứ Mục I Biểu mức thu phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản ban hành kèm theo Thông tư 191/2016/TT-BTC như sau:
Như vậy, mức thu lệ phí cấp giấy phép đối với hoạt động thăm dò khoáng sản được quy định cụ thể như sau:
(1) Trường hợp diện tích thăm dò nhỏ hơn 100 hec-ta (ha) thì mức thu lệ phí cấp giấy phép đối với hoạt động thăm dò khoáng sản là 4.000.000 đồng/01 giấy phép;
(2) Trường hợp diện tích thăm dò từ 100 ha đến 50.000 ha thì mức thu lệ phí cấp giấy phép đối với hoạt động thăm dò khoáng sản là 10.000.000 đồng/01 giấy phép;
(3) Trường hợp diện tích thăm dò trên 50.000 ha thì mức thu lệ phí cấp giấy phép đối với hoạt động thăm dò khoáng sản là 15.000.000 đồng/01 giấy phép.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động khoáng sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc đăng ký và phê duyệt lịch công tác của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước và các đơn vị trực thuộc bằng phần mềm Họp không giấy thế nào?
- Các trường hợp thay đổi nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Thông tư 55/2024 như thế nào?
- Phương pháp tính hao mòn của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
- Khu vực nào phải xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn?