Kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa tồn đọng tại kho bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan như thế nào?
Kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa tồn đọng tại kho bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan như thế nào?
Căn cứ vào Điều 12 Thông tư 203/2014/TT-BTC quy định như sau:
Kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa tồn đọng
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, đề nghị xử lý hàng hóa tồn đọng của Chi cục Hải quan (đối với địa bàn hoạt động hải quan thành lập Hội đồng thường trực) hoặc kể từ ngày thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng (đối với địa bàn hoạt động hải quan thành lập Hội đồng xử lý theo vụ việc), Hội đồng phải hoàn thành các công việc sau đây:
a) Mở niêm phong hàng hóa hoặc niêm phong container (nếu có);
b) Kiểm kê, phân loại hàng hóa tồn đọng và lập Bảng kê chi tiết hàng hóa tồn đọng theo Mẫu số 07-THHĐ ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Xác định giá trị hàng hóa tồn đọng.
2. Căn cứ tình hình thực tế, Chủ tịch Hội đồng quyết định:
a) Giao doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng huy động cán bộ của doanh nghiệp tham gia thực hiện việc kiểm kê, phân loại hàng hóa tồn đọng dưới sự giám sát của Hội đồng;
b) Thuê tổ chức có chức năng giám định, thẩm định giá để giám định, xác định giá trị hàng hóa để Hội đồng xem xét, tham khảo làm căn cứ xác định giá trị hàng hóa.
3. Đối với các vụ việc lớn, phức tạp, Chủ tịch Hội đồng xử lý hàng tồn đọng báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan quyết định gia hạn thời gian thực hiện nhưng thời gian gia hạn không quá 30 ngày.
Theo như quy định trên thì trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, đề nghị xử lý hàng hóa tồn đọng của Chi cục Hải quan (đối với địa bàn hoạt động hải quan thành lập Hội đồng thường trực) hoặc kể từ ngày thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng thì phải tiến hành kiểm kê, phân loại và định giá hàng hóa tồn đọng.
Kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa tồn đọng tại kho bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan như thế nào?
Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng được phép thực hiện công việc gì khi làm nhiệm vụ?
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 203/2014/TT-BTC quy định như sau:
Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng
1. Cục trưởng Cục Hải quan có trách nhiệm quyết định thành lập Hội đồng thường trực để xử lý hàng hóa tồn đọng theo từng năm. Thành phần Hội đồng thường trực bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Cục Hải quan;
b) Các thành viên:
- Đại diện Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có hàng hóa tồn đọng;
- Lãnh đạo bộ phận chuyên môn nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan;
- Đại diện bộ phận quản lý giá - công sản thuộc Sở Tài chính.
- Lãnh đạo doanh nghiệp quản lý hàng tồn đọng;
- Lãnh đạo Chi cục Hải quan;
- Đại diện người vận chuyển (nếu cần).
- Đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành của địa phương có liên quan (nếu cần).
Cục trưởng Cục Hải quan quyết định cụ thể các Phó Chủ tịch Hội đồng trong số các thành viên Hội đồng quy định tại điểm này.
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng mời đại diện Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý công sản, Cục Quản lý giá) tham gia Hội đồng để xử lý các vụ việc lớn, phức tạp.
2. Đối với các địa bàn hoạt động hải quan ít phát sinh hàng hóa tồn đọng, Cục trưởng Cục Hải quan có thể quyết định thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng cho từng vụ việc. Thời hạn thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng theo vụ việc là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Chi cục Hải quan. Thành phần Hội đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hội đồng được sử dụng con dấu của Cục Hải quan để thực hiện nhiệm vụ.
4. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Hội đồng được phép:
a) Thành lập các bộ phận chuyên môn giúp việc cho Hội đồng (như: kiểm kê, phân loại hàng hóa tồn đọng, thư ký Hội đồng);
b) Thuê tổ chức, cá nhân có chức năng để thực hiện giám định, định giá, tiêu hủy, bán đấu giá hàng hóa tồn đọng;
c) Thuê chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên ngành;
d) Thuê doanh nghiệp tổ chức thực hiện phương án xử lý hàng hóa tồn đọng.
Theo đó, trong quá trình làm nhiệm vụ thì Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng được phép thực hiện công việc sau:
- Thành lập các bộ phận chuyên môn giúp việc cho Hội đồng (như: kiểm kê, phân loại hàng hóa tồn đọng, thư ký Hội đồng);
- Thuê tổ chức, cá nhân có chức năng để thực hiện giám định, định giá, tiêu hủy, bán đấu giá hàng hóa tồn đọng;
- Thuê chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên ngành;
- Thuê doanh nghiệp tổ chức thực hiện phương án xử lý hàng hóa tồn đọng.
Kiểm tra, xác minh hàng hóa tồn đọng như thế nào?
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 203/2014/TT-BTC quy định như sau:
Kiểm tra, xác minh hàng hóa tồn đọng
1. Đối với những lô hàng hóa tồn đọng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng, Chi cục Hải quan thực hiện kiểm tra, xác minh, xác định thực tế hàng hóa.
2. Trường hợp qua kiểm tra, xác minh phát hiện hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật, không phải thông báo theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. Trường hợp qua kiểm tra, xác minh phát hiện hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì Chi cục Hải quan niêm phong hàng hóa và giao doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng bảo quản trong thời gian thực hiện thủ tục thông báo theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
3. Doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm xuất trình hàng hóa tồn đọng cho cơ quan Hải quan để thực hiện kiểm tra, xác minh theo quy định. Doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng, người vận chuyển không được yêu cầu cơ quan Hải quan ứng nộp các chi phí lưu kho, bãi, lưu container khi tiến hành kiểm tra; việc thanh toán các chi phí lưu kho, bãi, lưu container được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 17 Thông tư này.
Như vậy, việc kiểm tra, xác minh hàng hóa tồn đọng thực hiện theo quy định trên.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng hóa tồn đọng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Báo cáo kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy cấp huyện, tỉnh mới nhất? Tải về báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm?
- Giải quyết chính sách cán bộ dôi dư khi sắp xếp lại đơn vị hành chính? Xử lý như nào khi cán bộ đang trong thời hạn bổ nhiệm?
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý? Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý chi tiết?
- Thời điểm công khai dự toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Hình thức công khai dự toán ngân sách nhà nước là gì?
- Có được cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất đối với người có đất vắng mặt tại địa phương?