Kiểm nghiệm thực phẩm là gì? Thành lập cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm có phải đáp ứng các điều kiện nào không?

Tôi muốn hỏi kiểm nghiệm thực phẩm cụ thể là hoạt động như thế nào? Yêu cầu đối với hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm là gì? Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm được thành lập có phải đáp ứng điều kiện nào không? Mong nhận được giải đáp, xin cảm ơn.

Kiểm nghiệm thực phẩm là gì?

Theo khoản 7 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm như sau:

Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.

Yêu cầu đối với hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm

Theo Điều 45 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về yêu cầu đối với cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm như sau:

- Kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

+ Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

+ Phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Việc kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành chỉ định.

- Việc kiểm nghiệm thực phẩm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

+ Khách quan, chính xác;

+ Tuân thủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật.

Kiểm nghiệm thực phẩm là gì? Thành lập cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm có phải đáp ứng các điều kiện nào không?

Kiểm nghiệm thực phẩm là gì?

Điều kiện và trách nhiệm của cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm

Theo Điều 4 và Điều 5 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT quy định về điều kiện đối với cơ sở kiểm nghiệm như sau:

- Yêu cầu về pháp nhân

Được thành lập theo quy định của pháp luật; có chức năng kiểm nghiệm thực phẩm hoặc Quyết định giao nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền.

- Yêu cầu về năng lực

Năng lực của cơ sở kiểm nghiệm đối với các chỉ tiêu đăng ký chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025: 2007 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005;

+ Có đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu kiểm nghiệm và lĩnh vực đăng ký chỉ định;

+ Có ít nhất hai (02) kiểm nghiệm viên là cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học phù hợp với lĩnh vực đăng ký chỉ định được đào tạo và có kinh nghiệm thực tế về kiểm nghiệm trong cùng lĩnh vực từ ba (03) năm trở lên;

+ Các phương pháp thử được cập nhật và xác nhận giá trị sử dụng, năng lực phân tích/kiểm nghiệm các chỉ tiêu/phép thử đăng ký chỉ định đáp ứng quy định hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và các yêu cầu khác có liên quan theo quy định của Bộ quản lý ngành;

+ Kết quả thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đạt yêu cầu đối với ít nhất một chỉ tiêu/phép thử đăng ký chỉ định.

Trách nhiệm của cơ sở kiểm nghiệm theo Điều 19 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT như sau:

- Thực hiện việc báo cáo định kỳ, đột xuất về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền:

+ Báo cáo định kỳ: Báo cáo hoạt động sáu (06) tháng trước ngày 10 tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 30 tháng 12 hằng năm (theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này).

+ Báo cáo đột xuất: Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Báo cáo khi có thay đổi liên quan đến phạm vi hoạt động kiểm nghiệm được chỉ định, trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày có thay đổi. Các nội dung thay đổi phải báo cáo bao gồm:

+ Tư cách pháp nhân;

+ Cơ cấu tổ chức và lãnh đạo;

+ Chính sách và thủ tục;

+ Địa chỉ, điện thoại, Fax, E-mail;

+ Nhân sự, cán bộ chủ chốt, thiết bị, cơ sở vật chất, môi trường làm việc hoặc các nguồn lực khác nếu có tác động đến hệ thống quản lý;

+ Các biện pháp khắc phục khi được yêu cầu theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

- Ngoài việc thực hiện các quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều này, cơ sở kiểm nghiệm còn phải thực hiện các nội dung sau:

+ Đảm bảo độ tin cậy, chính xác của kết quả kiểm nghiệm đối với các phép thử được chỉ định;

+ Chịu sự kiểm tra, giám sát về hoạt động kiểm nghiệm của các đoàn thanh tra trong và ngoài nước khi có sự yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước;

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn đánh giá trong quá trình đánh giá tại cơ sở kiểm nghiệm;

+ Chi trả phí, lệ phí cho việc đánh giá, chỉ định, giám sát hoạt động cơ sở kiểm nghiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

- Thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại Điều 20 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Như vậy, kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm. Đối với cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm khi hoạt động phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện và trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thực phẩm

Trần Thị Huyền Trân

Thực phẩm
Kiểm nghiệm thực phẩm
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thực phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thực phẩm Kiểm nghiệm thực phẩm
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8975:2018 (EN 14152:2014) về Thực phẩm - Xác định vitamin B2 bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao ra sao?
Pháp luật
Cơ sở kiểm nghiệm là gì? Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phải yêu cầu có bao nhiêu nhân sự lao động?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống phải đáp ứng các điều kiện nào về bảo đảm an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Đối với thực phẩm đông lạnh thì các tiêu chuẩn về kho bãi, vận chuyển phân phối, quy cách bao bì đóng gói được quy định như thế nào?
Pháp luật
Kiểm nghiệm thực phẩm là gì? Thành lập cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm có phải đáp ứng các điều kiện nào không?
Pháp luật
Người sử dụng hóa chất để làm mới thực phẩm ôi, thiêu để bán lại cho người khác có thể bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Những chất nào bị cấm dùng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm? Từng loại thực phẩm cần đáp ứng điều kiện như thế nào về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?
Pháp luật
Thực phẩm chiếu xạ được hiểu như thế nào? Thực phẩm chiếu xạ phải đáp ứng những yêu cầu gì theo quy định?
Pháp luật
Cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định kiểm chứng để thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm về nội dung tranh chấp phải đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm yêu cầu có bao nhiêu lao động? Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm trải qua thủ tục nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào