Kiểm sát viên phải lập hồ sơ kiểm sát việc công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án khi nào? Hồ sơ kiểm sát gồm những tài liệu gì?
Kiểm sát viên phải lập hồ sơ kiểm sát việc công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Quy định về lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Quy định) Ban hành kèm theo Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2022 về lập hồ sơ kiểm sát việc công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án như sau:
Lập hồ sơ kiểm sát việc công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án
1. Công chức lập hồ sơ kiểm sát ngay khi nhận được Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án, Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các bên tham gia hòa giải tại Tòa án (sau đây gọi chung là Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án) do Tòa án chuyển đến.
...
Theo quy định trên, Kiểm sát viên lập hồ sơ kiểm sát ngay khi nhận được Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án do Tòa án chuyển đến.
Hồ sơ kiểm sát việc công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án
(Hình từ Internet)
Hồ sơ kiểm sát việc công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án gồm những tài liệu gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2022 về lập hồ sơ kiểm sát việc công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án như sau:
Lập hồ sơ kiểm sát việc công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án
...
2. Hồ sơ kiểm sát việc công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án gồm các tài liệu sau đây:
a) Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án;
b) Phiếu kiểm sát Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án;
c) Tờ trình, báo cáo về việc kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án; văn bản ghi ý kiến thẩm định, phê duyệt của các cấp lãnh đạo;
d) Kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án; Văn bản rút kiến nghị;
đ) Quyết định giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án; Quyết định đình chỉ việc xem xét đề nghị, kiến nghị;
e) Tài liệu do các bên tham gia hòa giải, người đại diện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định của Tòa án cung cấp cho Viện kiểm sát;
g) Tài liệu khác do Viện kiểm sát, Tòa án ban hành mà công chức thấy cần thiết.
Như vậy, hồ sơ kiểm sát việc công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án gồm các tài liệu sau:
- Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án;
- Phiếu kiểm sát Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án;
- Tờ trình, báo cáo về việc kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án; văn bản ghi ý kiến thẩm định, phê duyệt của các cấp lãnh đạo;
- Kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án; Văn bản rút kiến nghị;
- Quyết định giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án; Quyết định đình chỉ việc xem xét đề nghị, kiến nghị;
- Tài liệu do các bên tham gia hòa giải, người đại diện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định của Tòa án cung cấp cho Viện kiểm sát;
- Tài liệu khác do Viện kiểm sát, Tòa án ban hành mà công chức thấy cần thiết.
Khi lập hồ sơ kiểm sát việc công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án cần tuân theo những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2022 về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát như sau:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát
1. Tuân thủ quy định của pháp luật, các quy định, hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát.
2. Bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật công tác của ngành Kiểm sát nhân dân.
3. Bảo đảm đầy đủ, khoa học, thuận lợi trong việc khai thác, sử dụng.
4. Hồ sơ kiểm sát phải thể hiện đầy đủ, chính xác các thông tin về vụ việc dân sự, việc giải quyết của Tòa án và hoạt động của Viện kiểm sát.
Tài liệu do Tòa án gửi cho Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật và tài liệu do Viện kiểm sát ban hành khi đưa vào hồ sơ kiểm sát phải là bản chính.
Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ kiểm sát phải được sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm; giấy tờ, tài liệu có trước thì để ở dưới, giấy tờ, tài liệu có sau thì để ở trên và được đánh số thứ tự từ dưới lên trên. Hồ sơ kiểm sát gồm nhiều tập thì giấy tờ, tài liệu trong mỗi tập cũng được sắp xếp theo quy định trên.
5. Không được làm thất lạc, mất, hư hỏng hồ sơ, tài liệu trong hồ sơ.
6. Nghiêm cấm việc làm sai lệch hồ sơ kiểm sát, sử dụng hồ sơ kiểm sát vào những việc Kiểm sát viên không được làm theo Điều 84 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 hoặc vào các việc khác không đúng quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân.
Khi lập hồ sơ kiểm sát việc công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án cần tuần theo những nguyên tắc được quy định chi tiết trên.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hồ sơ kiểm sát có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?