Nguyên tắc lập hồ sơ kiểm sát án hình sự ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm là gì? Các tài liệu gì phải có trong hồ sơ?
Nguyên tắc lập hồ sơ kiểm sát án hình sự ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm là gì?
Về nguyên tắc lập hồ sơ kiểm sát án hình sự ở giai đoạn ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm thực hiện theo Phần thứ nhất Quy định về lập hồ sơ kiểm sát án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 590/QĐ-VKSTC-V3 năm 2014 như sau:
- Quá trình kiểm sát án hình sự ở giai đoạn xét xử Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được giao nhiệm vụ phải lập hồ sơ kiểm sát án hình sự theo giai đoạn tố tụng đó. Nội dung của hồ sơ kiểm sát án hình sự phải lập theo đúng các quy định tại Phần thứ hai của Quy định này.
- Hồ sơ kiểm sát án hình sự phải phản ánh đầy đủ, chính xác trình tự tố tụng của vụ án; nội dung và kết quả điều tra, truy tố, xét xử và thẩm định hồ sơ án tử hình; các hoạt động của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và việc lãnh đạo, chỉ đạo trong quá trình giải quyết vụ án.
- Hồ sơ kiểm sát án hình sự ở giai đoạn tố tụng nào do Viện kiểm sát cấp đó lập và quản lý. Khi kết thúc mỗi giai đoạn tố tụng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thụ lý vụ án phải xác nhận những tài liệu đã có trong hồ sơ kiểm sát, đánh số thứ tự, ghi mục lục hồ sơ và sắp xếp các tài liệu theo quy định.
Mỗi hồ sơ kiểm sát án hình sự phải được đóng trong một bìa hồ sơ in theo mẫu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành và sử dụng thống nhất trong toàn Ngành (cần chú ý ghi đầy đủ theo mẫu thống kê tài liệu đã in sẵn ở bìa hồ sơ). Sau khi hoàn thiện, Kiểm sát viên phải xác nhận những tài liệu đã có trong hồ sơ kiểm sát.
- Đối với các vụ án có quyết định chuyển để điều tra theo thẩm quyền hoặc quyết định chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xét xử sơ thẩm thì Viện kiểm sát ra Quyết định chuyển vụ án, đồng thời chuyển hồ sơ kiểm sát vụ án hình sự đó cho Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết để thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này, Viện kiểm sát ra quyết định chuyển vụ án phải sao lục một bộ hồ sơ kiểm sát để lưu.
Nguyên tắc lập hồ sơ kiểm sát án hình sự ở giai đoạn ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm là gì? (Hình từ Internet)
Các tài liệu gì phải có trong hồ sơ kiểm sát án hình sự ở giai đoạn ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm?
Về các tài liệu phải có trong hồ sơ kiểm sát án hình sự ở giai đoạn ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm, theo Điều 7 Quy định về lập hồ sơ kiểm sát án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 590/QĐ-VKSTC-V3 năm 2014 gồm có:
(1) Các tài liệu (nguồn) phát hiện Bản án hoặc Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có vi phạm pháp luật, phát hiện tình tiết mới.
Cần chú ý lưu Công văn yêu cầu của các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội (ở Trung ương và địa phương), các thông tin do các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh, Báo cáo đề xuất của Viện kiểm sát; Kết luận kiểm tra nghiệp vụ...
(2) Bản nghiên cứu tổng hợp chứng cứ vụ án của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
(3) Báo cáo án của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, phải phản ánh được trình tự, thủ tục giải quyết vụ án qua từng giai đoạn tố tụng: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm và giám đốc thẩm (nếu có);
Những chứng cứ, tài liệu chứng minh Bản án, Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hay không hoặc có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của Bản án, Quyết định mà Tòa án không biết được khi ra Bản án hoặc Quyết định đó hay không;
Ý kiến đề xuất của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và ý kiến chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị nghiệp vụ và Lãnh đạo Viện...).
(4) Bản sao Kết luận điều tra vụ án, Cáo trạng, Bản án và Biên bản phiên tòa sơ thẩm, Bản án và Biên bản phiên tòa phúc thẩm, Quyết định giám đốc thẩm (nếu có); các tài liệu, chứng cứ như: lời khai bị cáo và những người tham gia tố tụng; Biên bản khám nghiệm hiện trường, tử thi, giám định....
(5) Quyết định xác minh tái thẩm.
(6) Kế hoạch xác minh theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; bản sao các tài liệu xác minh, thu thập bổ sung để phục vụ việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
(7) Văn bản trả lời không kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu có).
(8) Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu có).
(9) Quyết định bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm (nếu có).
(10) Quyết định tạm đình chỉ thi hành Bản án hoặc Quyết định (nếu có).
(11) Bản dự thảo quan điểm của Viện kiểm sát tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm.
(12) Bút ký phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm do Kiểm sát viên ghi chép.
(13) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm.
(14) Lệnh tạm giam của Hội đồng giám đốc thẩm trong trường hợp hủy Bản án hoặc Quyết định bị kháng nghị để điều tra lại (nếu có).
(15) Báo cáo kết quả xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (với Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp).
(16) Thông báo kết quả xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm cho Viện kiểm sát đã tham gia xét xử sơ thẩm và phúc thẩm.
(17) Các văn bản, tài liệu khác (nếu có).
Sử dụng hồ sơ kiểm sát án hình sự theo quy tắc thế nào?
Căn cứ theo Phần thứ ba Quy định về lập hồ sơ kiểm sát án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 590/QĐ-VKSTC-V3 năm 2014 có nêu:
SỬ DỤNG, QUẢN LÝ, BẢO QUẢN HỒ SƠ KIỂM SÁT ÁN HÌNH SỰ
Điều 10. Cấp nào, bộ phận nào cần nghiên cứu hồ sơ kiểm sát án hình sự để phục vụ yêu cầu công tác chung thì yêu cầu cấp quản lý hồ sơ cung cấp. Sau khi sử dụng phải hoàn trả lại hồ sơ đầy đủ cho đơn vị đã cung cấp, không được để thất lạc, mất mát, hư hỏng hồ sơ. Việc cung cấp, hoàn trả lại hồ sơ phải được quản lý bằng sổ sách và thực hiện giao nhận bằng văn bản.
Điều 11. Hàng năm thực hiện nộp hồ sơ kiểm sát án hình sự để lưu trữ theo quy định.
Điều 12. Hồ sơ kiểm sát hình sự được lưu trữ, quản lý chặt chẽ theo chế độ bảo mật không được để hư hỏng, mất mát, thất lạc. Nếu vi phạm Quy định này thì tùy theo tính chất mức độ lỗi của người sử dụng, quản lý, bảo quản sẽ bị xử lý kỷ luật nghiêm minh.
Điều 13. Thời hạn bảo quản hồ sơ kiểm sát án hình sự và việc hủy hồ sơ kiểm sát thực hiện theo quy định của Luật lưu trữ và quy định của Ngành.
Theo đó thì cấp nào, bộ phận nào cần nghiên cứu hồ sơ kiểm sát án hình sự để phục vụ yêu cầu công tác chung thì yêu cầu cấp quản lý hồ sơ cung cấp.
Sau khi sử dụng phải hoàn trả lại hồ sơ đầy đủ cho đơn vị đã cung cấp, không được để thất lạc, mất mát, hư hỏng hồ sơ. Việc cung cấp, hoàn trả lại hồ sơ phải được quản lý bằng sổ sách và thực hiện giao nhận bằng văn bản.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hồ sơ kiểm sát có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?