Kinh phí sử dụng trong công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa do ai chịu trách nhiệm?
- Kế hoạch điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được quy định như thế nào?
- Kinh phí sử dụng trong công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa do ai chịu trách nhiệm?
- Không có phương án điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa bị xử lý ra sao?
Kế hoạch điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được quy định như thế nào?
Kinh phí sử dụng trong công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa do ai chịu trách nhiệm? (Hình từ Internet)
Theo Điều 11 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định kế hoạch điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được quy định trong 02 trường hợp như sau:
Lập, phê duyệt kế hoạch điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông
1. Đối với đường thủy nội địa quốc gia:
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam lập kế hoạch và kinh phí công tác điều tiết khống chế bảo đảm giao thông trên đường thủy nội địa hàng năm hoặc đột xuất để hình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt;
b) Kế hoạch điều tiết khống chế bảo đảm giao thông đường thủy nội địa dựa trên việc tổng hợp và thẩm định các số liệu, báo cáo, đề xuất từ đơn vị cơ sở, phù hợp các yêu cầu thực tế;
c) Kế hoạch điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa hàng năm bao gồm các thông tin cơ bản sau: vị trí điều tiết, dự kiến kinh phí thực hiện; thời gian thực hiện; phương thức thực hiện. Kế hoạch điều tiết, khống chế bảo đảm an toàn giao thông theo mẫu tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Trình tự lập, phê duyệt kế hoạch điều tiết, khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa hàng năm.
Hàng năm, căn cứ tình trạng yêu cầu về bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam rà soát, tổng hợp, lập kế hoạch và dự toán kinh phí nhu cầu thực hiện điều tiết bảo đảm an toàn giao thông của năm sau trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt;
Căn cứ danh mục điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt phương án công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông trên đường thủy nội địa theo kế hoạch đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định.
đ) Trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đột xuất, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương, danh mục bổ sung và tổng hợp kế hoạch điều chỉnh, bổ sung trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt để tổ chức thực hiện;
e) Đối với trường hợp thi công, sửa chữa công trình, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực được ủy quyền xem xét chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.
2. Đối với đường thủy nội địa địa phương:
Sở Giao thông vận tải hoặc các cơ quan của địa phương được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp xem xét phê duyệt phương án điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và tổ chức thực hiện theo quy định công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông trên đường thủy nội địa địa phương (bao gồm cà trường hợp thường xuyên, trường hợp đột xuất phòng chống thiên tai, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trường hợp thi công, sửa chữa công trình).
Theo đó, kế hoạch điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được lập và phê duyệt theo các quy định pháp luật nêu trên.
Kinh phí sử dụng trong công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa do ai chịu trách nhiệm?
Theo Điều 13 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Nguồn kinh phí đảm bảo công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi
1. Đối với công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và thường trực chống va trôi:
a) Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, thường trực chống va trôi trên đường thủy nội địa quốc gia, sử dụng nguồn chi thường xuyên hoạt động kinh tế đường thủy nội địa quốc gia, do ngân sách trung ương đảm bảo và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
b) Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và thường trực chống va trôi trên đường thủy nội địa địa phương, sử dụng nguồn chi do ngân sách địa phương đảm bảo và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, thường trực chống va trôi trường hợp thi công, sửa chữa công trình: tổ chức, cá nhân thi công công trình hoặc gây ra vật chướng ngại trên đường thủy nội địa chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí cho tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và thường trực chống va trôi.
3. Đối với công trình trên đường thủy nội địa xây dựng sau khi Thông tư này có hiệu lực có kích thước khoang thông thuyền không bảo đảm theo quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa thì tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình phải chịu trách nhiệm tổ chức và chi phí thực hiện biện pháp theo quy định tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư này.
Theo đó, khoản 1 Điều 13 Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định nguồn kinh phí sử dụng trong công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa sẽ được đảm bảo nguồn chi theo 02 trường hợp, cụ thể như sau:
+ Trường hợp điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông trên đường thủy nội địa quốc gia, sử dụng nguồn chi thường xuyên hoạt động kinh tế đường thủy nội địa quốc gia, do ngân sách trung ương đảm bảo và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
+ Trường hợp điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông trên đường thủy nội địa địa phương, sử dụng nguồn chi do ngân sách địa phương đảm bảo và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Không có phương án điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa bị xử lý ra sao?
Theo Điều 9 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập hoặc lập nhưng ghi chép sổ sách, nhật ký không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng phương án điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không có phương án điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa theo quy định.
Theo đó, đối với hành vi không có phương án điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm.
Lưu ý đây chỉ mức phạt với cá nhân, với tổ chức mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt với cá nhân theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đường thuỷ nội địa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?