Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giải quyết công việc theo cách thức nào? Thủ tục giải quyết công việc?
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giải quyết công việc theo cách thức như thế nào?
Cách thức giải quyết công việc của Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Điều 14 Quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2805/QĐ-NHNN năm 2014 quy định như sau:
- Thống đốc, Phó Thống đốc xem xét, giải quyết công việc trên cơ sở Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng và tờ trình của các đơn vị tham mưu.
Các kiến nghị, đề xuất của Chi nhánh, Văn phòng đại diện, tổ chức, đơn vị sự nghiệp được thông qua các đơn vị tham mưu trình Thống đốc, Phó Thống đốc giải quyết.
- Thống đốc, Phó Thống đốc chủ trì họp, làm việc với lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, chuyên gia liên quan để tham khảo ý kiến trước khi giải quyết những vấn đề quan trọng, cần thiết mà chưa xử lý ngay được bằng cách thức quy định tại Khoản 1 Điều này.
- Các cách thức giải quyết khác theo quy định tại Quy chế này như đi công tác và xử lý công việc tại cơ sở, làm việc trực tiếp với các đơn vị thuộc phạm vi phụ trách, tiếp khách và các phương thức khác do Thống đốc quy định hoặc ủy quyền.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Hình từ Internet)
Trong việc trình Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giải quyết công việc thì Văn phòng có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của Văn phòng trong việc trình Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giải quyết công việc Điều 16 Quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2805/QĐ-NHNN năm 2014 quy định như sau:
- Văn phòng trình Thống đốc, Phó Thống đốc những vấn đề thuộc phạm vi giải quyết của Thống đốc, Phó Thống đốc.
- Văn phòng có trách nhiệm thẩm tra về thủ tục, thể thức đối với các hồ sơ, tờ trình của đơn vị.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tờ trình đúng thủ tục, Văn phòng trình Thống đốc, Phó Thống đốc xử lý. Nếu hồ sơ trình còn thiếu, thể thức văn bản không đúng quy định, chất lượng đề án, tờ trình chưa đảm bảo yêu cầu, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, tờ trình của đơn vị, Văn phòng trả lại hồ sơ trình và nêu rõ yêu cầu để đơn vị thực hiện đúng quy định.
Trường hợp đặc biệt cần giải quyết gấp mà hồ sơ trình không đầy đủ, Văn phòng vẫn trình Thống đốc, Phó Thống đốc xử lý, đồng thời thông báo cho đơn vị trình bổ sung hồ sơ, tài liệu cần thiết.
- Hồ sơ trình Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước phải được Văn phòng lập danh mục (bao gồm cả hồ sơ trên máy vi tính) để theo dõi quá trình xử lý.
- Quy trình, thủ tục xử lý đối với hồ sơ trình là dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành và Quy chế ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước.
Thủ tục gửi văn bản, trình giải quyết công việc cho Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
Tại Điều 15 Quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2805/QĐ-NHNN năm 2014 quy định như sau:
- Văn bản, tờ trình gửi Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước phải do Thủ trưởng đơn vị ký và đóng dấu (nếu có) theo đúng thẩm quyền. Trường hợp Thủ trưởng đơn vị đi vắng ủy quyền hoặc những công việc Thủ trưởng đơn vị giao cấp phó xử lý và ký trình, cấp phó phải chịu trách nhiệm về nội dung văn bản và báo cáo lại Thủ trưởng đơn vị;
- Đối với những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị khác, trong hồ sơ trình nhất thiết phải có ý kiến chính thức bằng văn bản của đơn vị đó;
- Hồ sơ trình đối với các đề án bao gồm:
+ Tờ trình Thống đốc thuyết minh rõ nội dung chính của đề án, luận cứ của các kiến nghị, các ý kiến khác nhau;
+ Văn bản của đơn vị thẩm định đề án theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan, kể cả ý kiến tư vấn khác (nếu có);
+ Kế hoạch tổ chức thực hiện khi đề án được thông qua, văn bản được ban hành, kế hoạch và nội dung thông tin tuyên truyền cần thiết;
+ Dự thảo đề án;
+ Các tài liệu cần thiết khác.
- Hồ sơ trình đối với đề án là văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn.
+ Các công văn đề nghị giải quyết công việc chỉ gửi một bản chính đến đơn vị/cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Nếu cần gửi đến các đơn vị/cá nhân có liên quan để biết hoặc phối hợp thì chỉ ghi tên các đơn vị/cá nhân đó ở phần nơi nhận của văn bản.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?