Luật Chuyển đổi giới tính sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10 năm 2024 có đúng không?

Cho tôi hỏi: Luật Chuyển đổi giới tính sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10 năm 2024 có đúng không? - Câu hỏi của chị Phương (Bình Dương)

Luật Chuyển đổi giới tính sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10 năm 2024 đúng không?

Căn cứ Nghị quyết 89/2023/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 do Quốc hội ban hành.

Tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 89/2023/QH15 có xác định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) như sau:

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024
...
2. Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024):
a) Trình Quốc hội thông qua 09 luật:
1. Luật Công chứng (sửa đổi);
2. Luật Công đoàn (sửa đổi);
3. Luật Di sản văn hóa (sửa đổi);
4. Luật Địa chất và khoáng sản;
5. Luật Phòng không nhân dân;
6. Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn;
7. Luật Tư pháp người chưa thành niên;
8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược;
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
b) Trình Quốc hội cho ý kiến 02 dự án luật:
1. Luật Chuyển đổi giới tính;
2. Luật Việc làm (sửa đổi).

Theo đó, tại kỳ họp Quốc hội thứ 8 diễn ra vào tháng 10/2024 thì Luật Chuyển đổi giới tính sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến.

Đồng thời, kỳ họp thứ 8 cũng sẽ tiến hành cho ý kiến đối với Luật Việc làm sửa đổi.

Luật Chuyển đổi giới tính sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10 năm 2024 có đúng không?

Luật Chuyển đổi giới tính sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10 năm 2024 có đúng không?

Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính xác định điều kiện công nhận là người chuyển đổi giới tính ra sao?

Căn cứ Điều 17 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính như sau:

Điều kiện công nhận là người chuyển đổi giới tính
Người đề nghị chuyển đổi giới tính được công nhận là người chuyển đổi giới tính khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
PA1: 1. Người đề nghị chuyển đổi giới tính không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được Hội đồng xác định giới tính xác nhận có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có.
PA2: Người đề nghị chuyển đổi giới tính tự xác định có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện, nộp Đơn đề nghị đến cơ quan hộ tịch và trong thời gian 06 tháng mà không rút đơn thì được thay đổi các giấy tờ hộ tịch.
2. Người đề nghị chuyển đổi giới tính đã sử dụng nội tiết tố sinh dục để chuyển đổi giới tính đủ 02 (hai) năm liên tục và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính.
3. Người đề nghị chuyển đổi giới tính đã thực hiện xong phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục hoặc thực hiện xong cả phẫu thuật ngực, bộ phận sinh dục và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính.
4. Người đề nghị chuyển đổi giới tính không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính tại Bệnh viện đề nghị công nhận và có đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính.

Theo đó, người được công nhận là người chuyển đổi giới tính khi đáp ứng các điều kiện nêu trên.

Trong đó, đối với điều kiện đầu tiên, Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính đề xuất 02 phương án như sau:

- Người đề nghị chuyển đổi giới tính không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính được Hội đồng xác định giới tính xác nhận có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có.

- Người đề nghị chuyển đổi giới tính tự xác định có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện, nộp Đơn đề nghị đến cơ quan hộ tịch và trong thời gian 06 tháng mà không rút đơn thì được thay đổi các giấy tờ hộ tịch.

Đồng thời, đối với trường hợp không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính, Điều 18 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính cũng dự kiến các điều kiện như sau:

Điều kiện công nhận là người chuyển đổi giới tính đối với trường hợp không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính
Người đề nghị chuyển đổi giới tính được công nhận là người chuyển đổi giới tính trong trường hợp không thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có giới tính sinh học hoàn thiện;
2. Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
3. Đã được Hội đồng xác định giới tính xác nhận có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hoàn thiện hiện có.

Như vậy, dự kiến, có thể thể công nhận người chuyển đổi giới tính dù không thực hiện can thiệp y học để chuyển giới tính khi đáp ứng các điều kiện trên.

Những luật nào sẽ được trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 8?

Căn cứ nội dung tại điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 89/2023/QH15 như sau:

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024
...
2. Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024):
a) Trình Quốc hội thông qua 09 luật:
1. Luật Công chứng (sửa đổi);
2. Luật Công đoàn (sửa đổi);
3. Luật Di sản văn hóa (sửa đổi);
4. Luật Địa chất và khoáng sản;
5. Luật Phòng không nhân dân;
6. Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn;
7. Luật Tư pháp người chưa thành niên;
8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược;
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Theo đó, bên cạnh việc cho ý kiến đối với 02 dự án luật, kỳ họp Quốc hội thứ 8 cũng sẽ xem xét thông qua 09 luật sau:

- Luật Công chứng (sửa đổi);

- Luật Công đoàn (sửa đổi);

- Luật Di sản văn hóa (sửa đổi);

- Luật Địa chất và khoáng sản;

- Luật Phòng không nhân dân;

- Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn;

- Luật Tư pháp người chưa thành niên;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Nghị quyết 89/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 17/7/2023.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyển đổi giới tính

Đặng Phan Thị Hương Trà

Chuyển đổi giới tính
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyển đổi giới tính có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyển đổi giới tính
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dùng bạo lực ép con đi khám bệnh đồng tính 'LGBT' có được không? Đồng tính 'LGBT' có quyền thay đổi giới tính hay không?
Pháp luật
Việc thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính có phải là hành vi bị nghiêm cấm hay không?
Pháp luật
Chuyển đổi giới tính thì quyền nhân thân của người đó được thực hiện theo giới tính mới hay giới tính trước khi chuyển đổi?
Pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của người chuyển giới? Chính sách của Nhà nước về chuyển đổi giới tính theo Dự thảo mới nhất?
Pháp luật
Can thiệp y học để chuyển đổi giới tính theo Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính mới nhất có bao nhiêu phương pháp thực hiện?
Pháp luật
Xác nhận giới tính mới cho người đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính theo Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính có đúng không?
Người chuyển giới được bảo đảm quyền kết hôn theo giới tính mới sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính?
Người chuyển giới có được kết hôn theo giới tính mới sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính không?
Pháp luật
Chuyển đổi giới tính sau khi phẫu thuật chuyển đổi giới tính thì có được đổi tên hay không? Đối xử phân biệt với người đã chuyển đổi giới tính có bị phạt không?
Pháp luật
Cần phải có những hồ sơ, thủ tục gì để được công nhận là người chuyển đổi giới tính?
Pháp luật
Người chuyển đổi giới tính bằng cách chỉ sử dụng nội tiết tố sinh học thì có được hưởng quyền như những người chuyển đổi giới tính có sự can thiệp của dao kéo không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào