Người chuyển giới có được kết hôn theo giới tính mới sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính không?
Quy định về quyền kết hôn theo pháp luật hiện hành?
Theo quy định tại Điều 36 Hiến Pháp 2013, nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.
Bên cạnh đó, quy định về điều kiện kết hôn tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính
Và việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn theo Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, có thể thấy nam, nữ có quyền tự do kết hôn trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Người chuyển giới được bảo đảm quyền kết hôn theo giới tính mới sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính? (Hình ảnh từ Internet)
Các trường hợp nào bị cấm khi kết hôn hiện nay?
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm:
- Kết hôn giả tạo: là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
+ Tảo hôn là hành vi kết hôn khi hai bên nam nữ chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn theo quy định;
+ Cưỡng ép kết hôn là hành vi kết hôn không tự nguyện của hai bên nam nữ;
+ Cản trở kết hôn là hành vi đe dọa, uy hiếp tinh thần hoặc các hành vi khác nhằm ngăn cản việc kết hôn.
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Cấm kết hôn trong trường hợp này nhằm duy trì, bảo vệ thuần phong, mỹ tục, đạo đức truyền thống cũng như đảm bảo việc phát triển lành mạnh của các thế hệ sau này, tránh sự suy thoái nòi giống.
Người chuyển giới có được bảo đảm quyền kết hôn theo giới tính mới sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính?
Người chuyển đổi giới tính hay người chuyển giới là người đề nghị chuyển đổi giới tính được cơ quan có thẩm quyền công nhận là người chuyển đổi giới tính theo quy định tại Luật này. (khoản 2 Điều 2 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính).
Đề xuất tại Điều 4 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, người chuyển giới có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Quyền và nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính
1. Quyền của người chuyển đổi giới tính
a) Được đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính mà không bắt buộc phải thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; việc thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là hoàn toàn tự nguyện;
b) Được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, y tế trước, trong và sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;
c) Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền riêng tư khác của người chuyển đổi giới tính;
d) Được quyền đăng ký thay đổi giấy tờ hộ tịch sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính;
đ) Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;
e) Không bị bắt buộc phải triệt sản khi phẫu thuật bộ phận sinh dục, trừ trường hợp tự nguyện;
g) Được bảo đảm quyền kết hôn theo giới tính mới sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính;
h) Được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
2. Nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính
a) Tham gia tư vấn, hỗ trợ tâm lý y tế trước, trong và sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;
b) Tích cực, chủ động học tập, lao động, hòa nhập gia đình, xã hội sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;
c) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Như vậy, nếu Dự thảo này được thông qua thì người chuyển giới sẽ được bảo đảm quyền kết hôn theo giới tính mới sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính.
Xem thêm: Quy định hiện hành về việc người chuyển giới có thể đăng ký kết hôn không?
Ngô Thị Hoàn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyển đổi giới tính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?