Mang vàng khi nhập cảnh vào Việt Nam thì có cần khai báo hải quan hay không? Trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài định cư thì thủ tục cấp phép mang theo vàng thế nào?
Mang vàng khi nhập cảnh vào Việt Nam thì có cần khai báo hải quan hay không?
Cứ theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Thông tư 11/2014/TT-NHNN thì việc mang vàng xuất cảnh nhập cảnh được chia làm hai trường hợp như sau:
- Mang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu phải tuân theo các nguyên tắc sau:
+ Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu không được phép mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu. Trường hợp cá nhân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu phải làm thủ tục gửi tại kho Hải quan để mang ra khi xuất cảnh hoặc làm thủ tục chuyển ra nước ngoài và phải chịu mọi chi phí liên quan phát sinh.
+ Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu mang theo vàng trang sức, mỹ nghệ có tổng khối lượng từ 300g (ba trăm gam) trở lên phải khai báo với cơ quan Hải quan.
- Trường hợp mang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, chứng minh thư biên giới thì phải tuân theo các nguyên tắc sau:
+ Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, chứng minh thư biên giới không được mang theo vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ trừ trường hợp sau:
+ Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, chứng minh thư biên giới được đeo trên người vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ nhu cầu trang sức như các loại: nhẫn, dây, vòng, hoa tai, kim cài và các loại trang sức khác; trường hợp tổng khối lượng từ 300g (ba trăm gam) trở lên phải khai báo với cơ quan Hải quan.
Như vậy anh muốn mang 1 lượng vàng 9999 cùng nhập cảnh vào việt Nam thì không được phép do là vàng miếng, vàng nguyên liệu. trường hợp này anh phải làm thủ tục gửi tại kho Hải quan để mang ra khi xuất cảnh hoặc làm thủ tục chuyển ra nước ngoài và phải chịu mọi chi phí liên quan phát sinh.
Chỉ được phép mang vàng trang sức, mỹ nghệ khi xuất nhập cảnh vào Việt Nam và số vàng này hơn 300g thì phải khai báo hải quan.
Mang vàng khi xuất cảnh nhập cảnh tại Việt Nam thì có cần khai báo hải quan hay không? (Hình từ Internet)
Có trường hợp nào nhập cảnh vào Việt Nam được mang vàng miếng không?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 11/2014/TT-NHNN thì trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam để định cư thì được mang vàng miếng, cụ thể như sau:
"Điều 4. Mang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh trong trường hợp định cư
1. Cá nhân nước ngoài được phép định cư ở Việt Nam khi nhập cảnh mang theo vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ có tổng khối lượng từ 300g (ba trăm gam) trở lên phải khai báo với cơ quan Hải quan.
2. Cá nhân Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài khi xuất cảnh được mang theo vàng (vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ) theo quy định sau:
a) Tổng khối lượng vàng từ 300g (ba trăm gam) trở lên đến dưới 01kg (Một kilôgam) phải khai báo với cơ quan Hải quan;
b) Tổng khối lượng vàng từ 01kg (Một kilôgam) trở lên phải có Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cá nhân đó cư trú cấp, đồng thời phải khai báo với cơ quan Hải quan."
Như vậy trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam để định cư thì được phép mang theo vàng, tuy nhiên tổng khối lượng của vàng trên 300g sẽ phải khai báo Hải quan.
Trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài định cư thì thủ tục cấp phép mang theo vàng thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 11/2014/TT-NHNN (Được sửa đổi bởi Điều 18 Thông tư 29/2015/TT-NHNN) quy định thủ cục cấp phép mang vàng từ Việt Nam sang nước ngoài định cư như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đến ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh nơi người đó cứ trú, bộ hồ sơ gồm có:
- Đơn xin cấp Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư này;
- Hoá đơn mua hàng hoặc giấy tờ khác chứng minh nguồn gốc hợp pháp hoặc giấy cam đoan của cá nhân mang vàng về tính hợp pháp của lượng vàng cần mang đi trong trường hợp không có hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc;
- Hộ chiếu và thị thực nhập cảnh đối với những nước yêu cầu phải có thị thực nhập cảnh;
- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép định cư hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương.
Bước 2: Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu đối với các văn bản, tài liệu quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này; nếu người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính. Trường hợp văn bản, tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Xem xét cấp Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài.
Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét cấp Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư này. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có văn bản giải thích lý do.
Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài có giá trị sử dụng trong thời hạn trong vòng sáu (06) tháng kể từ ngày cấp.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhập cảnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành lý sẽ được thanh lý trong trường hợp nào? Thủ tục thanh lý hành lý được thực hiện như thế nào?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú với đảng viên là cán bộ công chức viên chức đi học tập trung 12 tháng trong năm?
- Anh em họ hàng chung sống với nhau như vợ chồng bị phạt bao nhiêu? Giải quyết hậu quả việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên của Bí thư đảng đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Nội dung kiểm điểm của Bí thư đảng đoàn?
- Kỳ kế toán năm đầu tiên ngắn hơn 90 ngày thì có được cộng qua năm sau để tính thành một kỳ kế toán năm không?