Mẫu Bản cáo bạch chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng sau quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp?
Mẫu bản cáo bạch chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng sau quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp?
Mẫu bản cáo bạch chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng sau quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp, công ty đại chúng hình thành sau hợp nhất công ty không thuộc trường hợp cơ cấu lại doanh nghiệp, công ty đại chúng sau tách công ty là mẫu tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư 118/2020/TT-BTC
Tải về Mẫu Bản cáo bạch chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng sau quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp, công ty đại chúng hình thành sau hợp nhất công ty không thuộc trường hợp cơ cấu lại doanh nghiệp, công ty đại chúng sau tách công ty.
Mẫu bản cáo bạch chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng sau quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp? (hình từ internet)
Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công chúng có nội dung gì?
Theo Điều 19 Luật Chứng khoản 2019 quy định về bản cáo bạch như sau:
Bản cáo bạch
1. Đối với việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng, Bản cáo bạch bao gồm các nội dung sau đây:
a) Thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành bao gồm mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và cơ cấu cổ đông (nếu có);
b) Thông tin về đợt chào bán và chứng khoán chào bán bao gồm: điều kiện chào bán, các yếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất sau khi phát hành chứng khoán, phương án phát hành và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán;
c) Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong 02 năm gần nhất theo quy định tại Điều 20 của Luật này;
d) Thông tin khác quy định trong mẫu Bản cáo bạch.
2. Đối với việc chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng, Bản cáo bạch bao gồm các nội dung sau đây:
a) Loại hình và quy mô quỹ đầu tư chứng khoán;
b) Mục tiêu đầu tư, chiến lược đầu tư, phương pháp và quy trình đầu tư, hạn chế đầu tư, các yếu tố rủi ro của quỹ đầu tư chứng khoán;
c) Tóm tắt các nội dung cơ bản của dự thảo Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;
d) Phương án phát hành chứng chỉ quỹ và các thông tin hướng dẫn tham gia đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán;
đ) Thông tin tóm tắt về công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát và quy định về giao dịch với người có liên quan của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát;
e) Thông tin khác quy định trong mẫu Bản cáo bạch.
...
Như vậy, đối với việc chào bán cổ phiếu công chúng, Bản cáo bạch bao gồm các nội dung sau đây:
- Thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành bao gồm mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và cơ cấu cổ đông (nếu có);
- Thông tin về đợt chào bán và chứng khoán chào bán bao gồm: điều kiện chào bán, các yếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất sau khi phát hành chứng khoán, phương án phát hành và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán;
- Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong 02 năm gần nhất;
- Thông tin khác quy định trong mẫu Bản cáo bạch.
Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công chúng phải có chữ ký của những người nào?
Theo khoản 3 Điều 19 Luật Chứng khoản 2019 quy định về bản cáo bạch như sau:
Bản cáo bạch
...
3. Chữ ký trong Bản cáo bạch thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng, Bản cáo bạch phải có chữ ký của những người sau đây: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Tổng giám đốc (Giám đốc); Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức phát hành; người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành chính (nếu có). Trường hợp ký thay phải có văn bản ủy quyền;
b) Đối với việc chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng, Bản cáo bạch phải có chữ ký của những người sau đây: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; người đại diện theo pháp luật của tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có). Trường hợp ký thay phải có văn bản ủy quyền.
...
Như vậy, đối với việc chào bán cổ phiếu công chúng, Bản cáo bạch phải có chữ ký của những người sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty;
- Tổng giám đốc (Giám đốc);
- Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức phát hành;
- Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành chính (nếu có).
Lưu ý: Trường hợp ký thay phải có văn bản ủy quyền.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bản cáo bạch có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trước ngày 5 12, đối tượng nào phải báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm? Cần lưu ý điều gì khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động?
- Nghị định 154/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú thế nào? Xem toàn văn Nghị định 154/2024 ở đâu?
- Người có trách nhiệm giáo dục ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ?
- Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú mới nhất? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú và nơi tạm trú xác định như thế nào?
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?