Mẫu đề nghị giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu đề nghị giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Ngân hàng Nhà nước giao dịch với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối qua hệ thống giao dịch điện tử của hãng nào?
- Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước có trách nhiệm gì đối với giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối?
Mẫu đề nghị giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu đề nghị giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 26/2021/TT-NHNN, Điều 3 Thông tư 12/2023/TT-NHNN như sau:
Tải mẫu đề nghị giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay: TẠI ĐÂY
Mẫu đề nghị giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước giao dịch với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối qua hệ thống giao dịch điện tử của hãng nào?
Ngân hàng Nhà nước giao dịch với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối qua hệ thống giao dịch điện tử của hãng được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 26/2021/TT-NHNN như sau:
Phương tiện và ngôn ngữ giao dịch
1. Ngân hàng Nhà nước giao dịch với tổ chức tín dụng được phép qua hệ thống giao dịch điện tử của hãng Refinitiv, hãng Bloomberg, thông qua điện thoại hoặc các phương tiện giao dịch khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
2. Giao dịch ngoại tệ đã được xác nhận trên các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này được coi là cam kết không thay đổi. Trường hợp thay đổi hoặc hủy bỏ phải được hai bên giao dịch thống nhất.
3. Trong trường hợp giao dịch ngoại tệ được thực hiện qua điện thoại, tổ chức tín dụng được phép cần đảm bảo điện thoại phải có chức năng ghi âm, lưu trữ và truy xuất được nội dung thoả thuận giao dịch. Sau khi thỏa thuận qua điện thoại, trong ngày giao dịch, Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép xác nhận lại bằng văn bản (văn bản giấy hoặc điện tử) do cấp có thẩm quyền ký duyệt.
4. Ngôn ngữ sử dụng trong giao dịch thông qua các phương tiện giao dịch là tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng Nhà nước giao dịch với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối qua hệ thống giao dịch điện tử của hãng Refinitiv, hãng Bloomberg, thông qua điện thoại hoặc các phương tiện giao dịch khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước có trách nhiệm gì đối với giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối?
Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước có trách nhiệm gì đối với giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, thì theo quy định tại Điều 17 Thông tư 26/2021/TT-NHNN, Điều 3 Thông tư 12/2023/TT-NHNN như sau:
Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Xử lý hồ sơ, xem xét và xác nhận với tổ chức tín dụng được phép về việc đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.
2. Thông báo việc can thiệp ngoại tệ và thực hiện giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước; thông báo tỷ giá tham khảo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
3. Xác định mức lãi suất phạt và xử lý việc thanh toán chậm tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này dựa trên đánh giá tác động của từng trường hợp chậm thanh toán của tổ chức tín dụng được phép.
4. Thực hiện việc tạm ngừng giao dịch, hủy quan hệ giao dịch đối với các tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
5. Thông báo cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về danh sách tổ chức tín dụng được phép được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ, tạm ngừng và hủy quan hệ giao dịch ngoại tệ.
6. Đầu mối giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến giao dịch ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được phép.
Theo đó, đối với giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thì Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước có các trách nhiệm sau:
- Xử lý hồ sơ, xem xét và xác nhận với tổ chức tín dụng được phép về việc đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.
- Thông báo việc can thiệp ngoại tệ và thực hiện giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước; thông báo tỷ giá tham khảo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
- Xác định mức lãi suất phạt và xử lý việc thanh toán chậm tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này dựa trên đánh giá tác động của từng trường hợp chậm thanh toán của tổ chức tín dụng được phép.
- Thực hiện việc tạm ngừng giao dịch, hủy quan hệ giao dịch đối với các tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
- Thông báo cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về danh sách tổ chức tín dụng được phép được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ, tạm ngừng và hủy quan hệ giao dịch ngoại tệ.
- Đầu mối giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến giao dịch ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được phép.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao dịch ngoại tệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?