Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép thực hiện giao dịch ngoại tệ bằng đồng tiền nào?
- Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép thực hiện giao dịch ngoại tệ bằng đồng tiền nào?
- Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép có được sử dụng tiếng nước ngoài để thực hiện giao dịch ngoại tệ không?
- Quy trình giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép được thực hiện như thế nào?
Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép thực hiện giao dịch ngoại tệ bằng đồng tiền nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 26/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Đồng tiền giao dịch, tỷ giá mua, bán và giá mua quyền chọn
1. Ngân hàng Nhà nước giao dịch mua, bán Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp thực hiện giao dịch mua, bán Đồng Việt Nam và loại ngoại tệ khác, Ngân hàng Nhà nước thông báo cho tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ.
2. Tỷ giá mua, tỷ giá bán của từng loại hình giao dịch, giá mua quyền chọn mua, giá mua quyền chọn bán ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước quyết định và thông báo cho tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép thực hiện giao dịch ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ.
Trường hợp thực hiện giao dịch mua, bán Đồng Việt Nam và loại ngoại tệ khác, Ngân hàng Nhà nước thông báo cho tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ.
Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép thực hiện giao dịch ngoại tệ bằng đồng tiền nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép có được sử dụng tiếng nước ngoài để thực hiện giao dịch ngoại tệ không?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 26/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Phương tiện và ngôn ngữ giao dịch
1. Ngân hàng Nhà nước giao dịch với tổ chức tín dụng được phép qua hệ thống giao dịch điện tử của hãng Refinitiv, hãng Bloomberg, thông qua điện thoại hoặc các phương tiện giao dịch khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
2. Giao dịch ngoại tệ đã được xác nhận trên các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này được coi là cam kết không thay đổi. Trường hợp thay đổi hoặc hủy bỏ phải được hai bên giao dịch thống nhất.
3. Trong trường hợp giao dịch ngoại tệ được thực hiện qua điện thoại, tổ chức tín dụng được phép cần đảm bảo điện thoại phải có chức năng ghi âm, lưu trữ và truy xuất được nội dung thoả thuận giao dịch. Sau khi thỏa thuận qua điện thoại, trong ngày giao dịch, Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép xác nhận lại bằng văn bản (văn bản giấy hoặc điện tử) do cấp có thẩm quyền ký duyệt.
4. Ngôn ngữ sử dụng trong giao dịch thông qua các phương tiện giao dịch là tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Theo quy định trên, ngôn ngữ sử dụng trong giao dịch thông qua các phương tiện giao dịch là tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép được sử dụng tiếng nước ngoài để thực hiện giao dịch ngoại tệ (cụ thể là tiếng Anh)
Quy trình giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 26/2021/TT-NHNN và Điều 3 Thông tư 12/2023/TT-NHNN, quy trình giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép được thực hiện như sau:
Bước 1: Ngân hàng Nhà nước thông báo việc can thiệp ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ.
Việc thông báo được thực hiện qua một trong các phương tiện sau đây:
- Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước;
- Các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 26/2021/TT-NHNN.
Bước 2: Tổ chức tín dụng được phép có nhu cầu giao dịch ngoại tệ gửi đề nghị đến Ngân hàng Nhà nước qua các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 26/2021/TT-NHNN, đồng thời gửi văn bản đề nghị giao dịch ngoại tệ theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 26/2021/TT-NHNN đến Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) chậm nhất 16 giờ của ngày giao dịch (trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước có thông báo khác).
Lưu ý:
- Văn bản đề nghị giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép gửi đến Ngân hàng Nhà nước băng bản gốc hoặc bản quét (scan) bản gốc qua thư điện tử.
Trường hợp tổ chức tín dụng được phép gửi bản quét (scan) qua thư điện tử, bản gốc văn bản đề nghị giao dịch ngoại tệ phải được gửi đến Ngân hàng Nhà nước chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày giao dịch.
- Văn bản đề nghị giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép phải được người có thẩm quyền trong danh sách đã gửi Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 26/2021/TT-NHNN ký duyệt.
Bước 3: Căn cứ đề nghị giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép và phương án can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước xem xét, thỏa thuận và xác lập giao dịch với tổ chức tín dụng được phép thông qua một trong các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 26/2021/TT-NHNN.
Bước 4: Sau khi giao dịch được xác lập giữa hai bên thông qua một trong các phương tiện giao dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 26/2021/TT-NHNN, xác nhận giao dịch phải được gửi qua hệ thống SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication) hoặc các phương tiện khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao dịch ngoại tệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?