Mẫu đề nghị giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu đề nghị giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Ngân hàng Nhà nước giao dịch với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối qua hệ thống giao dịch điện tử của hãng nào?
- Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước có trách nhiệm gì đối với giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối?
Mẫu đề nghị giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu đề nghị giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 26/2021/TT-NHNN, Điều 3 Thông tư 12/2023/TT-NHNN như sau:
Tải mẫu đề nghị giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay: TẠI ĐÂY
Mẫu đề nghị giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước giao dịch với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối qua hệ thống giao dịch điện tử của hãng nào?
Ngân hàng Nhà nước giao dịch với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối qua hệ thống giao dịch điện tử của hãng được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 26/2021/TT-NHNN như sau:
Phương tiện và ngôn ngữ giao dịch
1. Ngân hàng Nhà nước giao dịch với tổ chức tín dụng được phép qua hệ thống giao dịch điện tử của hãng Refinitiv, hãng Bloomberg, thông qua điện thoại hoặc các phương tiện giao dịch khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
2. Giao dịch ngoại tệ đã được xác nhận trên các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này được coi là cam kết không thay đổi. Trường hợp thay đổi hoặc hủy bỏ phải được hai bên giao dịch thống nhất.
3. Trong trường hợp giao dịch ngoại tệ được thực hiện qua điện thoại, tổ chức tín dụng được phép cần đảm bảo điện thoại phải có chức năng ghi âm, lưu trữ và truy xuất được nội dung thoả thuận giao dịch. Sau khi thỏa thuận qua điện thoại, trong ngày giao dịch, Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép xác nhận lại bằng văn bản (văn bản giấy hoặc điện tử) do cấp có thẩm quyền ký duyệt.
4. Ngôn ngữ sử dụng trong giao dịch thông qua các phương tiện giao dịch là tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng Nhà nước giao dịch với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối qua hệ thống giao dịch điện tử của hãng Refinitiv, hãng Bloomberg, thông qua điện thoại hoặc các phương tiện giao dịch khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước có trách nhiệm gì đối với giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối?
Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước có trách nhiệm gì đối với giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, thì theo quy định tại Điều 17 Thông tư 26/2021/TT-NHNN, Điều 3 Thông tư 12/2023/TT-NHNN như sau:
Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Xử lý hồ sơ, xem xét và xác nhận với tổ chức tín dụng được phép về việc đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.
2. Thông báo việc can thiệp ngoại tệ và thực hiện giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước; thông báo tỷ giá tham khảo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
3. Xác định mức lãi suất phạt và xử lý việc thanh toán chậm tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này dựa trên đánh giá tác động của từng trường hợp chậm thanh toán của tổ chức tín dụng được phép.
4. Thực hiện việc tạm ngừng giao dịch, hủy quan hệ giao dịch đối với các tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
5. Thông báo cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về danh sách tổ chức tín dụng được phép được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ, tạm ngừng và hủy quan hệ giao dịch ngoại tệ.
6. Đầu mối giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến giao dịch ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được phép.
Theo đó, đối với giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thì Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước có các trách nhiệm sau:
- Xử lý hồ sơ, xem xét và xác nhận với tổ chức tín dụng được phép về việc đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.
- Thông báo việc can thiệp ngoại tệ và thực hiện giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước; thông báo tỷ giá tham khảo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
- Xác định mức lãi suất phạt và xử lý việc thanh toán chậm tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này dựa trên đánh giá tác động của từng trường hợp chậm thanh toán của tổ chức tín dụng được phép.
- Thực hiện việc tạm ngừng giao dịch, hủy quan hệ giao dịch đối với các tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
- Thông báo cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về danh sách tổ chức tín dụng được phép được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ, tạm ngừng và hủy quan hệ giao dịch ngoại tệ.
- Đầu mối giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến giao dịch ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được phép.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao dịch ngoại tệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?