Mẫu Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam là mẫu nào?
- Mẫu Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam là mẫu nào?
- Cơ quan cấp Giấy phép xem xét, cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong bao lâu kể từ ngày nhận đủ hồ sơ?
- Cơ quan nào sẽ có nhiệm vụ điều phối các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương tại Việt Nam và nước ngoài?
Mẫu Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam là mẫu nào?
Mẫu Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam là Mẫu số 02 tại Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 14/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tải về Mẫu Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam mới nhất tại đây.
Mẫu Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan cấp Giấy phép xem xét, cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong bao lâu kể từ ngày nhận đủ hồ sơ?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 26 Nghị định 28/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 14/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam
...
4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép xem xét, cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trường hợp không cấp, cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Trong trường hợp phải xin ý kiến Bộ Công an, Bộ Quốc phòng theo quy định tại khoản 8 Điều này thì thời hạn giải quyết là 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
5. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của giấy phép thành lập hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài trong trường hợp pháp luật của nước mà tổ chức đó thành lập có quy định thời hạn giấy phép thành lập.
6. Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
a) Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài không đáp ứng các nội dung quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định này;
b) Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong thời gian 02 năm kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định này;
...
Như vậy, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép xem xét, cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài. Tải về
Lưu ý:
Trong trường hợp không cấp, cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trong trường hợp phải xin ý kiến Bộ Công an, Bộ Quốc phòng theo quy định tại khoản 8 Điều 26 Nghị định 28/2018/NĐ-CP này thì thời hạn giải quyết là 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Cơ quan nào sẽ có nhiệm vụ điều phối các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương tại Việt Nam và nước ngoài?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 34 Nghị định 28/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Nghị định 14/2024/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm thi hành của các tổ chức liên quan
1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Điều phối các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương tại Việt Nam và nước ngoài;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, Chương trình cấp quốc gia về thương hiệu và quản lý nhà nước đối với tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài; thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước của Sở Công Thương đối với hoạt động của Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam; gửi bản sao toàn bộ hồ sơ đã cấp, sửa đổi, cấp lại, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam cho Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam đặt trụ sở Văn phòng đại diện
c) Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí cho Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương, trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
d) Phê duyệt đề án trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và kinh phí được hỗ trợ;
đ) Đầu mối Điều phối các Chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
...
Như vậy, Bộ Công Thương sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện nhiệm vụ điều phối các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương tại Việt Nam và nước ngoài.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?