Mẫu hợp đồng thiết kế nội thất thông dụng nhất 2024? Tải về mẫu hợp đồng thiết kế nội thất ở đâu?
Mẫu hợp đồng thiết kế nội thất thông dụng nhất 2024? Tải về mẫu hợp đồng thiết kế nội thất ở đâu?
Khi bắt tay vào một dự án thiết kế nội thất, việc có một mẫu hợp đồng thiết kế nội thất rõ ràng và đầy đủ là điều cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự minh bạch và bảo vệ quyền lợi của cả hai bên.
Một mẫu hợp đồng thiết kế nội thất thông dụng không chỉ giúp xác định rõ ràng phạm vi công việc, thời gian hoàn thành, và chi phí, mà còn quy định trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên.
Dưới đây là Mẫu hợp đồng thiết kế nội thất thông dụng nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ NỘI THẤT Số: …/…/HĐTK - Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015; - Căn cứ Luật thương mại năm 2005; - Căn cứ vào nhu cầu và năng lực của hai bên. Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ….. tại …….. , chúng tôi ký tên dưới đây gồm có: Bên giao (Bên A): CMND số:………………… cấp ngày:.../…/…..tại ………… Địa chỉ:……………………………………………… Điện thoại:…………………………………… Bên nhận (Bên B): MST:…………………………………………………………… Đại diện: Ông/bà ................................ Chức vụ : ………… Địa chỉ trụ sở:………………………………………………… Điện thoại:……………………………………………………… Hai bên thống nhất ký hợp đồng thiết kế nội thất với các điều khoản sau: Điều 1: Nội dung công việc hợp đồng: Bên A giao cho Bên B thiết kế nội thất căn nhà tại địa chỉ:……………………….. với diện tích thiết kế là:…..m². với với đơn giá là ……….. đ/m² và nội dung công việc như sau: Nội dung công việc: Bên B sẽ thực hiện các việc sau đây - Khảo sát hiện trạng. - Thiết kế bản vẽ phối cảnh 3 chiều. - Thiết kế mặt bằng bố trí nội thất. - Thiết kế chi tiết trần, tường, sàn. - Cung cấp hồ sơ chi tiết nội thất (kiểu dáng, màu sắc, chất liệu, qui cách kỹ thuật). - Thiết kế chi tiết hệ thống điện, nước, mạng (nếu có). - Thiết kế sân vườn, tiểu cảnh (nếu có). - Tổ chức thi công và giám sát (nếu bên A yêu cầu). - Đi mua vật liêu cùng bên A theo đúng thiết kế ( nếu bên A yêu cầu). Hồ sơ thiết kế và Phương thức bàn giao: Hồ sơ thiết kế nội thất chi tiết gồm: - Các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt. - Phối cảnh tổng thể công trình. - Các chi tiết kiến trúc phục vụ thi công. Hồ sơ kỹ thuật đầy đủ gồm: - Bảng mô tả chi tiết thi công (kiểu dáng, màu sắc, chất liệu, qui cách kỹ thuật); mã số sơn tường - Các hồ sơ kỹ thuật chi tiết liên quan (điện, nước…). Phương án được bên A lựa chọn sẽ được in ra với đầy đủ hồ sơ thiết kế nội thất chi tiết và hồ sơ kỹ thuật khi bên B bàn giao cho bên A khi hai bên ký thanh lý hợp đồng. Điều 2: Tiến độ thực hiện hợp đồng: Bên B sẽ triển khai công việc cho Bên A theo từng giai đoạn: Xem thêm... >> Mẫu hợp đồng thiết kế nội thất thông dung: Tải về |
*Lưu ý: Mẫu hợp đồng thiết kế nội thất chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu hợp đồng thiết kế nội thất thông dụng nhất? Tải về mẫu hợp đồng thiết kế nội thất ở đâu? (Hình ảnh Internet)
Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng thiết kế nội thất như thế nào?
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để viết mẫu hợp đồng thiết kế nội thất, bao gồm các thông tin cần thiết mà có thể tham khảo:
(1) Tiêu đề hợp đồng
Ví dụ: HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ NỘI THẤT
(2) Thông tin các bên
Bên A (Khách hàng):
Tên công ty hoặc cá nhân.
Địa chỉ.
Số điện thoại và email.
Đại diện (nếu là công ty) và chức vụ.
Bên B (Nhà thiết kế):
Tên công ty hoặc cá nhân.
Địa chỉ.
Số điện thoại và email.
Đại diện (nếu là công ty) và chức vụ.
(3) Nội dung hợp đồng
Phạm vi công việc:
Mô tả chi tiết các dịch vụ thiết kế nội thất sẽ được cung cấp, bao gồm ý tưởng thiết kế, bản vẽ, lựa chọn vật liệu, và các yêu cầu khác từ Bên A.
Thời gian thực hiện:
Ngày bắt đầu và ngày dự kiến hoàn thành dự án.
Các mốc thời gian quan trọng (như hoàn thành bản thiết kế sơ bộ, bản thiết kế chi tiết).
Chi phí dịch vụ:
Tổng chi phí cho dịch vụ thiết kế nội thất.
Phương thức thanh toán (tiền mặt, chuyển khoản) và thời hạn thanh toán (trả trước, trả sau).
Trách nhiệm của các bên:
Bên A có trách nhiệm cung cấp thông tin và yêu cầu cần thiết cho Bên B.
Bên B có trách nhiệm thực hiện dự án theo đúng tiến độ và chất lượng đã cam kết.
(4) Điều khoản bảo mật
Cam kết của cả hai bên về việc bảo mật thông tin liên quan đến dự án thiết kế và các thông tin nhạy cảm khác.
(5) Điều khoản giải quyết tranh chấp
Quy trình giải quyết tranh chấp nếu phát sinh vấn đề (thương lượng, hòa giải, hoặc kiện tụng tại tòa án).
(6) Điều khoản chấm dứt hợp đồng
Điều kiện chấm dứt hợp đồng, bao gồm các trường hợp có thể xảy ra (không hoàn thành đúng thời hạn, vi phạm điều khoản hợp đồng, …).
(7) Cam kết của các bên
Các bên cam kết thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng.
(8) Chữ ký xác nhận
Cung cấp chỗ cho chữ ký của đại diện Bên A và Bên B, cùng ngày tháng ký kết hợp đồng.
Các tài liệu trong hồ sơ thiết kế nội thất gồm những gì?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 03/2020/TT-BXD quy định về hồ sơ thiết kế nội thất được quy định như sau:
Hồ sơ thiết kế nội thất
1. Hồ sơ thiết kế nội thất không thuộc thành phần hồ sơ thiết kế kiến trúc bản vẽ thi công quy định tại Điều 7 Thông tư này được lập theo yêu cầu của chủ đầu tư với nhà thầu thiết kế.
2. Bản vẽ gồm:
a) Bản vẽ hiện trạng, mặt bằng vị trí không gian thiết kế nội thất, sơ đồ phân tích mối quan hệ với các không gian chức năng khác;
b) Các mặt bằng, mặt đứng triển khai, lát sàn, bố trí nội thất, bố trí thiết bị điện;
c) Chi tiết các mẫu đồ đạc nội thất, trang thiết bị;
d) Các bản vẽ phối cảnh minh họa.
3. Thuyết minh gồm: danh mục và thống kê thiết bị, quy định vật liệu, chỉ dẫn nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế, quy trình kỹ thuật bảo hành, bảo trì."
Như vậy, hồ sơ thiết kế nội thất được quy định như trên.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng thiết kế nội thất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?
- Tốc độ tối đa của xe cơ giới khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) từ 2025 là bao nhiêu?
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?