Mẫu tờ khai hàng hóa nhập khẩu và mẫu tờ khai bổ sung về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mới nhất?
Khai bổ sung hồ sơ hải quan là gì? Các trường hợp khai bổ sung hồ sơ hải quan?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì khai bổ sung hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là việc khai sửa đổi bổ sung thông tin tờ khai hải quan và nộp các chứng từ liên quan đến khai sửa đổi thông tin tờ khai hải quan.
Cũng theo quy định này, các trường hợp khai bổ sung hồ sơ hải quan bao gồm:
Trường hợp 1: Khai bổ sung trong thông quan:
- Người khai hải quan, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ hải quan trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan;
- Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo kết quả phân luồng nhưng trước khi thông quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan;
- Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung hồ sơ hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi cơ quan hải quan phát hiện sai sót, không phù hợp giữa thực tế hàng hóa, hồ sơ hải quan với thông tin khai báo trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa.
Trường hợp 2: Khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan
Trừ nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung sau thông quan trong các trường hợp sau:
- Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;
- Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung.
Lưu ý: Không được khai bổ sung đối với các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Mẫu tờ khai hàng hóa nhập khẩu và mẫu tờ khai bổ sung về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mới nhất? (Hình từ Internet)
Mẫu tờ khai hàng hóa nhập khẩu và mẫu tờ khai bổ sung về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mới nhất?
- Mẫu Tờ khai hàng hoá xuất khẩu là Mẫu HQ/2015/NK được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu Tờ khai hàng hoá xuất khẩu
- Mẫu tờ khai bổ sung về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là Mẫu số 03/KBS/GSQL quy định tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC.có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu tờ khai bổ sung về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Người kê khai phải chuẩn bị gì khi khai bổ sung hồ sơ hải quan sau thông quan trong trường hợp gửi thừa hàng?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC có quy định thủ tục khai bổ sung hồ sơ hải quan trong trường hợp gửi thừa hàng, nhầm hàng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau:
Theo đó, người khai hải quan thực hiện việc khai bổ sung và nộp bổ sung những chứng từ sau trong trường hợp người gửi hàng gửi thừa số lượng, của các hàng hóa theo hợp đồng (không làm thay đổi số lượng mặt hàng) và người nhận hàng chấp nhận việc gửi thừa hàng:
- Văn bản xác nhận gửi thừa hàng, nhầm hàng của người gửi hàng: 01 bản chụp;
- Hợp đồng và Phụ lục hợp đồng ghi nhận việc sửa đổi các thông tin về hàng hóa và giá trị hàng hóa hoặc các chứng từ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp;
- Hóa đơn thương mại ghi nhận việc sửa đổi các thông tin về hàng hóa và giá trị hàng hóa: 01 bản chụp;
- Vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (trường hợp việc khai bổ sung có liên quan đến các tiêu chí số lượng container, số lượng kiện hoặc trọng lượng đối với hàng rời và hàng hóa chưa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan): 01 bản chụp đối với hàng hóa nhập khẩu có vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương;
- Chứng từ thanh toán (nếu có): 01 bản chụp;
- Giấy phép đã điều chỉnh về số lượng đối với những hàng hóa phải có giấy phép và thực hiện khai bổ sung trong thông quan: 01 bản chính;
- Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành đã điều chỉnh về số lượng nếu trên Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành có ghi nhận số lượng: 01 bản chính.
Lưu ý: Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi Giấy phép đã điều chỉnh về số lượng đối với những hàng hóa phải có giấy phép và thực hiện khai bổ sung trong thông quan và Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành đã điều chỉnh về số lượng nếu trên Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành có ghi nhận số lượng dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp chứng từ này.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tờ khai hải quan có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?