Một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài được sở hữu tối đa bao nhiêu % vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam?
- Một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài được sở hữu tối đa bao nhiêu % vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam?
- Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có được chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình tại tổ chức tín dụng Việt Nam cho người khác không?
- Tổ chức nước ngoài mua cổ phần và trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài phải có kinh nghiệm hoạt động quốc tế bao nhiêu năm?
Một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài được sở hữu tối đa bao nhiêu % vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam?
Tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài được quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 01/2014/NĐ-CP như sau:
Tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cá nhân nước ngoài không được vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.
2. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài không được vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.
4. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.
...
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 01/2014/NĐ-CP thì nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là tổ chức nước ngoài có năng lực tài chính và có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền về việc gắn bó lợi ích lâu dài với tổ chức tín dụng Việt Nam và hỗ trợ tổ chức tín dụng Việt Nam:
- Chuyển giao công nghệ hiện đại;
- Phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng;
- Nâng cao năng lực tài chính, quản trị, điều hành.
Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.
Một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài được sở hữu tối đa bao nhiêu % vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có được chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình tại tổ chức tín dụng Việt Nam cho người khác không?
Nghĩa vụ của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài được quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định 01/2014/NĐ-CP như sau:
Nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài
...
4. Chuyển đủ số vốn đã đăng ký mua cổ phần tại tổ chức tín dụng Việt Nam theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán cổ phần giữa nhà đầu tư nước ngoài với tổ chức tín dụng Việt Nam và phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình tại tổ chức tín dụng Việt Nam cho tổ chức, cá nhân khác trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ thời điểm trở thành nhà đầu tư chiến lược của tổ chức tín dụng Việt Nam ghi trong văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
6. Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng Việt Nam không được chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác trong thời hạn tối thiểu 3 năm kể từ thời điểm sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng đó.
...
Như vậy, theo quy định, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình tại tổ chức tín dụng Việt Nam cho tổ chức, cá nhân khác trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ thời điểm trở thành nhà đầu tư chiến lược của tổ chức tín dụng Việt Nam ghi trong văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tổ chức nước ngoài mua cổ phần và trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài phải có kinh nghiệm hoạt động quốc tế bao nhiêu năm?
Điều kiện đối với tổ chức nước ngoài mua cổ phần và trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài được quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 01/2014/NĐ-CP như sau:
Điều kiện đối với tổ chức nước ngoài mua cổ phần và trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài
1. Các điều kiện quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 9 Nghị định này.
2. Là ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính nước ngoài, công ty cho thuê tài chính nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi đặt trụ sở chính. Công ty tài chính nước ngoài chỉ được là nhà đầu tư chiến lược tại công ty tài chính Việt Nam. Công ty cho thuê tài chính nước ngoài chỉ được là nhà đầu tư chiến lược tại công ty cho thuê tài chính Việt Nam.
3. Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng từ 5 năm trở lên.
4. Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 20 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ mua cổ phần.
5. Có văn bản cam kết và kế hoạch rõ ràng về việc gắn bó lợi ích lâu dài với tổ chức tín dụng Việt Nam, hỗ trợ tổ chức tín dụng Việt Nam áp dụng công nghệ hiện đại; phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; nâng cao năng lực tài chính, quản trị, điều hành.
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức nước ngoài mua cổ phần và trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài phải có kinh nghiệm hoạt động quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng từ 5 năm trở lên.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhà đầu tư chiến lược có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?