Mức cho vay cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?
- Mức cho vay cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?
- Lãi suất cho vay cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?
- Giám đốc của tổ chức tín dụng có quyền thay mặt tổ chức ký các văn bản tham gia nghiệp vụ vay cầm cố giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước không?
- Thời hạn chấp thuận đề nghị vay cầm cố giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng là bao lâu?
Mức cho vay cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?
Mức cho vay cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 13 Thông tư 17/2011/TT-NHNN như sau:
Mức cho vay cầm cố
1. Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, nhu cầu vay vốn, giá trị giấy tờ có giá làm bảo đảm và dư nợ các khoản vay khác của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước quyết định mức cho vay cầm cố đối với tổ chức tín dụng đề nghị vay.
2. Mức cho vay tối đa không vượt quá giá trị giấy tờ có giá làm bảo đảm được quy đổi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, nhu cầu vay vốn, giá trị giấy tờ có giá làm bảo đảm và dư nợ các khoản vay khác của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước quyết định mức cho vay cầm cố đối với tổ chức tín dụng đề nghị vay.
Mức cho vay tối đa không vượt quá giá trị giấy tờ có giá làm bảo đảm được quy đổi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Mức cho vay cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Lãi suất cho vay cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?
Lãi suất cho vay cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 12 Thông tư 17/2011/TT-NHNN như sau:
Lãi suất cho vay cầm cố
1. Lãi suất cho vay cầm cố đối với các tổ chức tín dụng là lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước áp dụng khi cho vay cầm cố đối với các tổ chức tín dụng tại thời điểm giải ngân khoản vay và duy trì trong suốt thời hạn cho vay.
2. Trường hợp dư nợ vay cầm cố bị chuyển sang nợ quá hạn thì tổ chức tín dụng phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay ghi trên hợp đồng tín dụng.
Như vậy, theo quy định trên thì lãi suất cho vay cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được quy định như sau:
- Lãi suất cho vay cầm cố đối với các tổ chức tín dụng là lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước áp dụng khi cho vay cầm cố đối với các tổ chức tín dụng tại thời điểm giải ngân khoản vay và duy trì trong suốt thời hạn cho vay.
- Trường hợp dư nợ vay cầm cố bị chuyển sang nợ quá hạn thì tổ chức tín dụng phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay ghi trên hợp đồng tín dụng.
Giám đốc của tổ chức tín dụng có quyền thay mặt tổ chức ký các văn bản tham gia nghiệp vụ vay cầm cố giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước không?
Giám đốc của tổ chức tín dụng có quyền thay mặt tổ chức ký các văn bản tham gia nghiệp vụ vay cầm cố giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước không, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Thông tư 17/2011/TT-NHNN như sau:
Thẩm quyền tham gia nghiệp vụ vay cầm cố
1. Người có thẩm quyền thay mặt tổ chức tín dụng ký các văn bản tham gia nghiệp vụ vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước là một trong những người sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;
b) Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
2. Người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có thể ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) hoặc Giám đốc chi nhánh ký các văn bản tham gia nghiệp vụ vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về sự ủy quyền này. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba.
Như vậy, theo quy định trên thì giám đốc của tổ chức tín dụng được quyền thay mặt tổ chức ký các văn bản tham gia nghiệp vụ vay cầm cố giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước.
Thời hạn chấp thuận đề nghị vay cầm cố giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng là bao lâu?
Thời hạn chấp thuận đề nghị vay cầm cố giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng được quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 17/2011/TT-NHNN như sau:
Chấp thuận và từ chối đề nghị vay cầm cố của tổ chức tín dụng
1. Căn cứ vào hồ sơ đề nghị vay cầm cố của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước xem xét đề nghị vay của tổ chức tín dụng và trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị vay cầm cố theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng đề nghị vay về việc chấp thuận (theo Mẫu 06a/NHNN-CC) hay không chấp thuận cho vay cầm cố (theo Mẫu 06b/NHNN-CC) và gửi cho các đơn vị liên quan.
2. Ngân hàng Nhà nước không xem xét đề nghị vay cầm cố của tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn chấp thuận đề nghị vay cầm cố giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng là 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị vay cầm cố theo quy định.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cầm cố giấy tờ có giá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?