Việc cho vay cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được thực hiện tại đâu?
- Việc cho vay cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được thực hiện tại đâu?
- Khi đến hạn trả nợ gốc và lãi mà tổ chức tín dụng vay cầm cố giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước không trả nợ và không được gia hạn thì sẽ bị xử lý như thế nào?
- Tổ chức đề nghị vay cầm cố giấy tờ có giá có trách nhiệm gì trong việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước?
Việc cho vay cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được thực hiện tại đâu?
Việc cho vay cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 17/2011/TT-NHNN như sau:
Thực hiện cho vay cầm cố
1. Việc cho vay cầm cố đối với các tổ chức tín dụng được thực hiện tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào hồ sơ chấp thuận cho vay cầm cố đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tiến hành làm thủ tục nhận tài sản cầm cố, ký hợp đồng tín dụng với tổ chức tín dụng và chuyển số tiền cho vay vào tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước.
2. Trong trường hợp cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thể ủy quyền cho Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện cho vay cầm cố đối với tổ chức tín dụng có trụ sở chính trên địa bàn. Quy trình thực hiện cho vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố như thực hiện tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì việc cho vay cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được thực hiện tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Trong trường hợp cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thể ủy quyền cho Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện cho vay cầm cố đối với tổ chức tín dụng có trụ sở chính trên địa bàn.
Việc cho vay cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được thực hiện tại đâu? (Hình từ Internet)
Khi đến hạn trả nợ gốc và lãi mà tổ chức tín dụng vay cầm cố giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước không trả nợ và không được gia hạn thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Khi đến hạn trả nợ gốc và lãi mà tổ chức tín dụng vay cầm cố giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước không trả nợ và không được gia hạn được quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 17/2011/TT-NHNN như sau:
Trả nợ vay cầm cố
1. Khi đến kỳ hạn trả nợ, các tổ chức tín dụng thanh toán gốc và lãi khoản vay cầm cố cho Ngân hàng Nhà nước và nhận lại giấy tờ có giá.
2. Trường hợp đến kỳ hạn trả nợ gốc và lãi mà tổ chức tín dụng không trả nợ và không được Ngân hàng Nhà nước gia hạn nợ thì Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ gốc và lãi bắt buộc như sau:
a) Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước để thu nợ;
b) Thu nợ gốc và lãi từ các nguồn khác (nếu có) của tổ chức tín dụng;
3. Trường hợp sau khi đã trích tài khoản tiền gửi để thu nợ gốc và lãi và thu nợ từ các nguồn khác của tổ chức tín dụng nhưng vẫn không đủ để thu hồi hết nợ, Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển phần nợ còn lại sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục trích tài khoản tiền gửi để thu nợ hoặc có thể bán hoặc thanh toán với người phát hành các giấy tờ có giá cầm cố trên thị trường tiền tệ để thu hồi nợ gốc và lãi quá hạn của tổ chức tín dụng vay.
Như vậy, theo quy định trên thì Khi đến hạn trả nợ gốc và lãi mà tổ chức tín dụng vay cầm cố giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước không trả nợ và không được gia hạn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp thu hồ nợ gốc và lãi bắt buộc như sau:
- Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước để thu nợ;
- Thu nợ gốc và lãi từ các nguồn khác (nếu có) của tổ chức tín dụng.
- Trường hợp sau khi đã trích tài khoản tiền gửi để thu nợ gốc và lãi và thu nợ từ các nguồn khác của tổ chức tín dụng nhưng vẫn không đủ để thu hồi hết nợ thì Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển phần nợ còn lại sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn.
+ Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục trích tài khoản tiền gửi để thu nợ hoặc có thể bán hoặc thanh toán với người phát hành các giấy tờ có giá cầm cố trên thị trường tiền tệ để thu hồi nợ gốc và lãi quá hạn của tổ chức tín dụng vay.
Tổ chức đề nghị vay cầm cố giấy tờ có giá có trách nhiệm gì trong việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước?
Tổ chức đề nghị vay cầm cố giấy tờ có giá có trách nhiệm gì trong việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước, thì theo quy định tại Điều 20 Thông tư 17/2011/TT-NHNN, khoản 2 Điều 1 Thông tư 37/2011/TT-NHNN như sau:
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng đề nghị vay cầm cố
1. Cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của số liệu, tài liệu cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước.
2. Thực hiện đúng các cam kết với Ngân hàng Nhà nước khi vay cầm cố về sử dụng tiền vay đúng mục đích, hoàn trả nợ vay bao gồm cả gốc, lãi đầy đủ và đúng hạn.
3. Chuyển giao đầy đủ giấy tờ có giá sử dụng làm tài sản cầm cố và nhận lại toàn bộ tài sản cầm cố sau khi đã trả hết nợ vay cho Ngân hàng Nhà nước.
4. Chịu sự kiểm tra, kiểm soát khi cần thiết của Ngân hàng Nhà nước trong việc sử dụng khoản vay cầm cố trong thời gian vay vốn.
5. Định kỳ hàng ngày báo cáo hoạt động của tổ chức tín dụng, nguồn vốn và sử dụng vốn cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) trong thời gian vay tái cấp vốn Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, trong việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước thì tổ chức đề nghị vay cầm cố giấy tờ có giá có các trách nhiệm được quy định như trên.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cầm cố giấy tờ có giá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?