Mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan sẽ được phân loại dựa trên những nguyên tắc nào?

Cho tôi hỏi mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được phân loại dựa trên những nguyên tắc nào? Mức độ rủi ro người khai hải quan được tiến hành phân loại như thế nào? Câu hỏi của anh N.M.T (An Giang).

Mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì?

Mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được quy định tại khoản 10 Điều 3 Thông tư 81/2019/TT-BTC như sau:

Giải thích từ ngữ
...
10. Mức độ rủi ro là tính nghiêm trọng của rủi ro được xác định dựa trên sự kết hợp giữa tần suất và hậu quả của rủi ro.
...

Theo đó, mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là tính nghiêm trọng của rủi ro được xác định dựa trên sự kết hợp giữa tần suất và hậu quả của rủi ro.

Mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được phân loại dựa trên những nguyên tắc nào?

Mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan (Hình từ Internet)

Mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được phân loại dựa trên những nguyên tắc nào?

Nguyên tắc phân loại mức độ rủi ro được quy định tại Điều 13 Thông tư 81/2019/TT-BTC như sau:

Nguyên tắc phân loại mức độ rủi ro
1. Mức độ rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được phân loại trên cơ sở mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan và các yếu tố liên quan quy định tại Điều 15 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
2. Trong trường hợp các yếu tố liên quan quy định tại Điều 15 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP giống nhau, người khai hải quan có mức độ tuân thủ pháp luật cao hơn sẽ được phân loại mức độ rủi ro thấp hơn và ngược lại.
3. Cơ quan hải quan quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin quản lý rủi ro để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu theo tiêu chí tại Điều 15 và 17 Thông tư này phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Theo đó, mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được phân loại dựa trên những nguyên tắc như sau:

- Mức độ rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được phân loại trên cơ sở mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan và các yếu tố liên quan quy định tại Điều 15 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

- Trong trường hợp các yếu tố liên quan quy định tại Điều 15 Nghị định 08/2015/NĐ-CP giống nhau, người khai hải quan có mức độ tuân thủ pháp luật cao hơn sẽ được phân loại mức độ rủi ro thấp hơn và ngược lại.

- Cơ quan hải quan quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin quản lý rủi ro để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu theo tiêu chí tại Điều 15 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và các tiêu chí phân loại mức độ rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong hoạt động nghiệp vụ hải quan tại Điều 17 Thông tư 81/2019/TT-BTC.

Mức độ rủi ro người khai hải quan được tiến hành phân loại như thế nào?

Phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan được quy định tại Điều 14 Thông tư 81/2019/TT-BTC như sau:

Phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan
Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; đại lý làm thủ tục hải quan; doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế; chủ phương tiện, người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền; doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng được phân loại mức độ rủi ro theo một trong những hạng sau:
1. Hạng 1: Doanh nghiệp ưu tiên là doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư này.
2. Hạng 2: Người khai hải quan rủi ro rất thấp.
3. Hạng 3: Người khai hải quan rủi ro thấp.
4. Hạng 4: Người khai hải quan rủi ro trung bình.
5. Hạng 5: Người khai hải quan rủi ro cao.
6. Hạng 6: Người khai hải quan rủi ro rất cao.
7. Hạng 7: Người khai hải quan có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa dưới 365 ngày trở về trước tính từ ngày đánh giá và không vi phạm.
8. Hạng 8: Người khai hải quan có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa dưới 365 ngày trở về trước tính từ ngày đánh giá và bị xử lý vi phạm trừ các hành vi quy định đối với Hạng 9 tại Điều này.
9. Hạng 9: Người khai hải quan có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa dưới 365 ngày trở về trước tính từ ngày đánh giá và bị xử lý vi phạm về các hành vi quy định tại Mục I, Mục II Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; đại lý làm thủ tục hải quan; doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế; chủ phương tiện, người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền; doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng được phân loại mức độ rủi ro theo một trong những hạng sau:

- Hạng 1: Doanh nghiệp ưu tiên là doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư 81/2019/TT-BTC.

- Hạng 2: Người khai hải quan rủi ro rất thấp.

- Hạng 3: Người khai hải quan rủi ro thấp.

- Hạng 4: Người khai hải quan rủi ro trung bình.

- Hạng 5: Người khai hải quan rủi ro cao.

- Hạng 6: Người khai hải quan rủi ro rất cao.

- Hạng 7: Người khai hải quan có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa dưới 365 ngày trở về trước tính từ ngày đánh giá và không vi phạm.

- Hạng 8: Người khai hải quan có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa dưới 365 ngày trở về trước tính từ ngày đánh giá và bị xử lý vi phạm trừ các hành vi quy định đối với Hạng 9.

- Hạng 9: Người khai hải quan có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa dưới 365 ngày trở về trước tính từ ngày đánh giá và bị xử lý vi phạm về các hành vi quy định tại Mục I, Mục II Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 81/2019/TT-BTC.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghiệp vụ hải quan

Nguyễn Quốc Bảo

Nghiệp vụ hải quan
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghiệp vụ hải quan có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghiệp vụ hải quan
MỚI NHẤT
Pháp luật
Áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? 12 biện pháp được áp dụng quản lý rủi ro?
Pháp luật
Hệ thống thông tin quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Hệ thống thông tin được xây dựng như thế nào?
Pháp luật
Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?
Pháp luật
Việc quản lý tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan từ 15/03/2024 theo Thông tư 06/2024/TT-BTC được quy định thế nào?
Pháp luật
Phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được xác định dựa trên nguyên tắc và tiêu chí nào?
Pháp luật
Việc quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Tổ Cải cách nghiệp vụ hải quan có nhiệm vụ gì trong việc phát triển quan hệ đối tác giữa Hải quan và Doanh nghiệp?
Pháp luật
Thông tin quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Thu thập thông tin quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan từ đâu?
Pháp luật
Mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan sẽ được phân loại dựa trên những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Giấy chứng nhận nghiệp vụ hải quan có tương đương Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan để được miễn dự thi hay không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào