Mức lương tối thiểu vùng dành riêng cho thuyền viên đi biển là bao nhiêu? Và mỗi tháng làm việc thì thuyền viên đi biển được bao nhiêu ngày nghỉ hằng năm?
Mức lương tối thiểu vùng dành riêng cho thuyền viên đi biển là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 121/2014/NĐ-CP quy định về hợp đồng lao động thuyền viên như sau:
"1. Trước khi làm việc trên tàu biển, chủ tàu và thuyền viên phải ký kết hợp đồng lao động thuyền viên. Trường hợp chủ tàu không trực tiếp ký kết hợp đồng lao động thuyền viên thì ủy quyền bằng văn bản cho người đại diện thực hiện. Việc ký kết, ủy quyền, thực hiện hợp đồng lao động thuyền viên theo quy định của Bộ luật Lao động, Nghị định này và văn bản có liên quan.
2. Ngoài những nội dung cơ bản được quy định tại Bộ luật Lao động, hợp đồng lao động thuyền viên phải có thêm các nội dung sau:
a) Việc hồi hương của thuyền viên;
b) Bảo hiểm tai nạn;
c) Tiền thanh toán nghỉ hằng năm;
d) Điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động thuyền viên.
3. Hợp đồng lao động thuyền viên, các phụ lục, tài liệu liên quan được làm bằng tiếng Việt và tiếng Anh, có giá trị pháp lý như nhau."
Như vậy, từ những quy định trên thì HĐLĐ thuyền viên vẫn áp dụng theo Bộ luật lao động. Theo đó mức lương tối thiểu của thuyên viên có thể vẫn áp dụng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động anh nhé.
Mức lương tối thiểu vùng dành riêng cho thuyền viên đi biển là bao nhiêu?
Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên đi biển được quy định như thế nào?
Tại Điều 6 Nghị định 121/2014/NĐ-CP quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
"1. Thời giờ làm việc được bố trí theo ca và duy trì 24 giờ liên tục trong ngày, kể cả ngày nghỉ hằng tuần, ngày lễ, tết.
2. Thời giờ nghỉ ngơi được quy định như sau:
a) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ và 77 giờ trong 07 ngày bất kỳ;
b) Số giờ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 24 giờ có thể được chia tối đa thành hai giai đoạn, một trong hai giai đoạn đó ít nhất phải kéo dài 06 giờ và khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ liên tiếp không được quá 14 giờ;
c) Khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ được tính từ thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc của một giai đoạn nghỉ ngơi.
3. Trường hợp khẩn cấp đối với an ninh, an toàn của tàu và người, hàng hóa trên tàu, giúp đỡ tàu khác hoặc cứu người bị nạn trên biển, thuyền trưởng có quyền yêu cầu thuyền viên làm bất kỳ vào thời điểm nào. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khẩn cấp, thuyền trưởng bố trí cho thuyền viên nghỉ ngơi đủ thời gian theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được lập thành Bảng phân công công việc trên tàu bằng tiếng Việt và tiếng Anh theo mẫu tại Phụ lục I của Nghị định này và được công bố tại vị trí dễ thấy trên tàu.
5. Trường hợp tập trung, thực tập cứu hỏa, cứu sinh hoặc thực tập khác theo quy định, thuyền trưởng có thể bố trí thời giờ nghỉ ngơi khác quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này nhưng phải hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến thời giờ nghỉ ngơi, không gây ra mệt mỏi cho thuyền viên và phải được quy định trong thỏa ước lao động tập thể hoặc trong hợp đồng lao động thuyền viên theo nguyên tắc sau đây:
a) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ và 70 giờ trong khoảng thời gian 07 ngày. Việc áp dụng trường hợp ngoại lệ không được thực hiện nhiều hơn hai tuần liên tiếp. Khoảng thời gian giữa hai giai đoạn áp dụng ngoại lệ không được ít hơn hai lần khoảng thời gian của giai đoạn đã áp dụng ngoại lệ trước đó;
b) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này có thể được, chia tối đa thành ba giai đoạn, một trong số ba giai đoạn đó không được dưới 06 giờ và hai giai đoạn còn lại không được dưới 01 giờ;
c) Khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ ngơi liên tiếp không được vượt quá 14 giờ;
d) Việc áp dụng trường hợp ngoại lệ không được vượt quá hai giai đoạn 24 giờ trong khoảng thời gian 07 ngày.
6. Thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy quyền có trách nhiệm lập Bản ghi thời giờ nghỉ ngơi theo mẫu tại Phụ lục II của Nghị định này và cung cấp cho thuyền viên"
Mỗi tháng làm việc thì thuyền viên đi biển được bao nhiêu ngày nghỉ hằng năm?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 121/2014/NĐ-CP quy định nghỉ hằng năm, nghi lễ, tết như sau:
- Thuyền viên làm việc trên tàu biển được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết và hưởng nguyên lương.
- Số ngày nghỉ hằng năm được tính tối thiểu 2,5 ngày cho mỗi tháng làm việc. Ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật không tính vào số ngày nghỉ hằng năm.
- Cấm mọi thỏa thuận để thuyền viên không nghỉ hằng năm.
Theo đó, số ngày nghỉ hằng năm được tính tối thiểu 2,5 ngày cho mỗi tháng làm việc, nghỉ hằng năm được hưởng nguyên lương và ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật không tính vào số ngày nghỉ hằng năm.
Phạm Tiến Đạt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuyền viên trên tàu biển Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?