Muốn làm công nhân quốc phòng phải đáp ứng các điều kiện gì? Công nhân quốc phòng được xếp thành mấy loại?
Muốn làm công nhân quốc phòng phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ vào Điều 28 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về tuyển chọn, tuyển dụng công nhân và viên chức quốc phòng như sau:
Tuyển chọn, tuyển dụng công nhân và viên chức quốc phòng
1. Đối tượng tuyển chọn:
a) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, quân nhân chuyên nghiệp khi chức vụ, chức danh đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ.
2. Đối tượng tuyển dụng:
Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên.
3. Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, tuyển dụng gồm:
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ Quân đội nhân dân;
b) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm đối với công nhân quốc phòng hoặc chức danh nghề nghiệp đối với viên chức quốc phòng.
4. Hình thức tuyển chọn, tuyển dụng là xét tuyển hoặc thi tuyển. Trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, xuất sắc hoặc có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ bậc cao, người đạt giải trong cuộc thi tay nghề quốc gia, quốc tế thì được tuyển chọn, tuyển dụng thông qua xét tuyển.
Như vậy, muốn làm công nhân quốc phòng thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Thuộc các đối tượng tuyển chọn tại khoản 1 và các đối tượng tuyển dụng tại khoản 2 nêu trên.
- Đáp ứng các điều kiện tuyển chọn, tuyển dụng như sau:
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ Quân đội nhân dân;
+ Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm đối với công nhân quốc phòng hoặc chức danh nghề nghiệp đối với viên chức quốc phòng.
Lưu ý: Hình thức tuyển chọn, tuyển dụng công nhân quốc phòng phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam là xét tuyển hoặc thi tuyển.
Trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, xuất sắc hoặc có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ bậc cao, người đạt giải trong cuộc thi tay nghề quốc gia, quốc tế thì được tuyển chọn, tuyển dụng thông qua xét tuyển.
Muốn làm công nhân quốc phòng phải đáp ứng các điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Công nhân quốc phòng được xếp thành mấy loại?
Căn cứ vào Điều 29 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
Xếp loại, nâng loại, nâng bậc công nhân quốc phòng
1. Công nhân quốc phòng được xếp loại như sau:
a) Loại A gồm công nhân quốc phòng có bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành;
b) Loại B gồm công nhân quốc phòng có bằng tốt nghiệp trung cấp và bậc trình độ kỹ năng nghề tương ứng;
c) Loại C gồm công nhân quốc phòng có chứng chỉ sơ cấp và bậc trình độ kỹ năng nghề tương ứng.
2. Khi quân đội có nhu cầu, công nhân quốc phòng được xét hoặc thi nâng loại nếu hoàn thành tốt hoặc xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có năng lực đảm nhiệm vị trí việc làm cao hơn trong cùng ngành nghề chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ; có văn bằng phù hợp.
3. Chính phủ quy định bậc trình độ kỹ năng nghề, điều kiện nâng bậc của công nhân quốc phòng.
Như vậy, công nhân quốc phòng được xếp loại như sau:
- Loại A gồm công nhân quốc phòng có bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành;
- Loại B gồm công nhân quốc phòng có bằng tốt nghiệp trung cấp và bậc trình độ kỹ năng nghề tương ứng;
- Loại C gồm công nhân quốc phòng có chứng chỉ sơ cấp và bậc trình độ kỹ năng nghề tương ứng.
Khi Quân đội nhân dân Việt Nam có nhu cầu, công nhân quốc phòng được xét hoặc thi nâng loại nếu hoàn thành tốt hoặc xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có năng lực đảm nhiệm vị trí việc làm cao hơn trong cùng ngành nghề chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ; có văn bằng phù hợp.
Chế độ tiền lương đối với công nhân quốc phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 19/2017/NĐ-CP quy định chế độ tiền lương của công nhân quốc phòng và chế độ phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng quy định như sau:
Chế độ tiền lương đối với công nhân quốc phòng
(1) Bảng lương đối với công nhân quốc phòng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 19/2017/NĐ-CP như sau:
Ghi chú:
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/07/2023).
Trước đây, mức lương thực hiện: bằng hệ số lương nhân với mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ. (Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP Hết hiệu lực: 01/07/2023)
Đối tượng:
- Loại A:
+ Nhóm 1: Sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm yêu cầu trình độ đại học thực hiện sản xuất, sửa chữa, bảo quản vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật quân sự; nghiên cứu viên các ngành, nghề và chuyên đề.
+ Nhóm 2: Sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm yêu cầu trình độ cao đẳng thực hành sản xuất, sửa chữa, bảo quản vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự; Cao đẳng viên thực hành các ngành, nghề, chuyên đề.
- Loại B: Sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm yêu cầu trình độ trung cấp và bậc trình độ kỹ năng nghề tương ứng bao gồm: Kỹ thuật viên vũ khí, khí tài quân binh chủng, ngành quân khí; kỹ thuật viên các ngành, nghề, chuyên đề.
- Loại C: Sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm yêu cầu chứng chỉ sơ cấp và bậc trình độ kỹ năng nghề tương ứng thực hiện các công việc tại cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo quản vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự; bảo đảm phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ khác.
(2) Công nhân quốc phòng được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp bao gồm:
- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp đặc biệt;
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
Điều kiện, thời gian và mức hưởng của các loại phụ cấp nêu trên được thực hiện như quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Phụ cấp công vụ:
+ Áp dụng đối với công nhân quốc phòng hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
+ Điều kiện, thời gian và mức hưởng phụ cấp công vụ được thực hiện như quy định tại Nghị định 34/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ.
- Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
Điều kiện, thời gian và mức hưởng được thực hiện như quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) nay là Nghị định 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
(3) Nâng bậc lương, nâng loại đối với công nhân quốc phòng:
- Nâng bậc lương:
+ Sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương đối với người có hệ số lương từ 3,95 trở xuống và sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương đối với người có hệ số lương trên 3,95, luôn hoàn thành công việc được giao, không vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên và đạt tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật quy định thì được xét nâng lên một bậc lương.
+ Trong thời hạn xét nâng bậc lương, nếu bị kỷ luật hình thức khiển trách thì kéo dài thời hạn nâng bậc lương 06 tháng; nếu bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì kéo dài thời hạn nâng bậc lương 12 tháng.
+ Trường hợp lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nâng bậc lương trước thời hạn tối đa 12 tháng hoặc vượt bậc.
- Nâng loại:
Công nhân quốc phòng hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực đảm nhiệm vị trí việc làm cao hơn trong cùng ngành, nghề chuyên môn kỹ thuật, có văn bằng phù hợp thì được xét hoặc thi nâng loại.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công nhân quốc phòng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?