Ngày Di sản văn hóa Việt Nam là ngày nào? Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?

Ngày Di sản văn hóa Việt Nam là ngày nào? Có văn bản nào quy định về Di sản văn hóa Việt Nam này không? Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận? Di sản văn hoá phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu thì thuộc sở hữu của ai?

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?

Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (theo Điều 1 Luật Di sản văn hóa 2001)

Tính đến thời điểm tháng 5/2023, Việt Nam đã được UNESCO công nhận:

- 8 Di sản Thế giới;

- 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể;

- 9 Di sản Văn hóa Tư liệu;

- 11 Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới;

- 3 Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO;

- 9 Khu Ramsar.

Ngoài ra còn có các Danh hiệu khác như: Thành phố Sáng tạo, Thành phố Học tập Toàn cầu...

Di sản Thế giới (gồm 5 Di sản Văn hoá; 2 Di sản Thiên nhiên và 1 Di sản Hỗn hợp)

Di sản Văn hoá gồm:

1- Quần thể di tích Cố đô Huế, (UNESCO công nhận năm 1993);

2- Phố cổ Hội An (UNESCO công nhận năm 1999);

3- Thánh địa Mỹ Sơn (UNESCO công nhận năm 1999);

4- Khu Di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (UNESCO công nhận năm 2010);

5- Thành nhà Hồ (UNESCO công nhận năm 2011);

Di sản Thiên nhiên gồm:

1-Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (UNESCO công nhận năm 2003 và tái công nhận 2015);

2- Vịnh Hạ Long (UNESCO công nhận năm 1994, tái công nhận 2000; 2011);

Di sản Hỗn hợp:

Quần thể Danh thắng Tràng An (UNESCO công nhận năm 2014).

Đây cũng là Di sản Hỗn hợp duy nhất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, và là một trong số ít 38 Di sản Hỗn hợp trên Thế giới được UNESCO công nhận.

Di sản Văn hóa Phi vật thể

1- Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ;

2- Nhã nhạc Cung đình Huế;

3- Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên;

4- Dân ca Quan họ Bắc Ninh;

5- Ca Trù;

6- Hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù Đổng;

7- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ;

8- Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam bộ;

9- Hát Ví-Giặm Nghệ Tĩnh;

10- Nghi lễ và trò chơi kéo co;

11- Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ;

12- Hát Xoan ở Phú Thọ;

13- Thực hành Then Tày, Nùng, Thái;

14- Nghệ thuật Xòe Thái;

15- Nghề làm Gốm của người Chăm.

Di sản Văn hóa Tư liệu (gồm 3 Di sản Tư liệuThế giới và 6 Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương)

Di sản Tư liệu Thế giới:

1- Mộc bản triều Nguyễn (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, Đà Lạt-Lâm Đồng), được UNESCO công nhận năm 2009 trong "Chương trình Ký ức Thế giới";

2- Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội), được UNESCO công nhận năm 2011 trong "Chương trình Ký ức Thế giới";

3- Châu bản triều Nguyễn ( Trung tâm Lưu trữ quốc gia I-số 18 Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội), được UNESCO công nhận năm 2017 trong "Chương trình Ký ức Thế giới";

Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương

1- Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (được công nhận năm 2012);

2- Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (được công nhận năm 2016;

3- Mộc bản trường học Phúc Giang (được công nhận năm 2016);

4- Hoàng hoa sứ trình đồ (Hành trình đi sứ Trung Hoa) (được công nhận năm 2018);

5- Bia Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng (được công nhận năm 2022);

6-Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943) (được công nhận năm 2022).

Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới,

1- Khu Dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ (TP. HCM- công nhận năm 2000);

2- Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai (Đồng Nai- công nhận năm 2011);

3- Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà (TP. Hải Phòng- công nhận năm 2004);

4- Khu Dự trữ Sinh quyển Châu thổ sông Hồng (Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình-công nhận năm 2004);

5- Khu Dự trữ Sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang, 2006;

6- Khu Dự trữ Sinh quyển miền tây Nghệ An, 2007;

7- Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau, 2009;

8- Khu Dự trữ Sinh quyển Cù Lao Chàm, 2009;

9- Khu Dự trữ Sinh quyển Langbian, 2015;

10- Khu Dự trữ Sinh quyền Núi Chúa, 2021;

11- Khu Dự trữ Sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng, 2021.

Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO

1- Công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang;

2- Công viên Địa chất Toàn cầu Non nước Cao Bằng;

3- Công viên Địa chất Toàn cầu Đắk Nông.

Khu Ramsar

1-Vườn Quốc gia Xuân Thủy - Nam Định;

2-Vùng đất ngập nước Bầu Sấu thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên - Đồng Nai;

3- Hồ Ba Bể - Bắc Kạn;

4-Vườn Quốc gia Tràm Chim- huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (2012);

5-Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau - huyện Ngọc Hiển, Cà Mau (2013);

6-Vườn Quốc gia Côn Đảo (2014);

7-Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen- tỉnh Long An (2015);

8-Vườn Quốc gia U Minh Thượng- Kiên Giang (2016);

9-Khu Bảo tồn Thiên nhiên đất ngập nước Vân Long - Ninh Bình (2019).

di sản văn hóa

Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (Hình từ Internet)

Ngày Di sản văn hóa Việt Nam là ngày nào?

Ngày Di sản văn hóa Việt Nam hàng năm được quy định tại Điều 1 Quyết định 36/2005/QĐ-TTg như sau:

Hàng năm lấy ngày 23 tháng 11 là "Ngày Di sản văn hoá Việt Nam"

Theo đó, Ngày Di sản văn hóa Việt Nam hằng năm là ngày 23 tháng 11.

Di sản văn hoá phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu thì thuộc sở hữu của ai?

Theo Điều 7 Luật Di sản văn hóa 2001, khoản 3 Điều 2 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 thì:

Di sản văn hoá phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ đều thuộc sở hữu nhà nước.

Như vậy, di sản văn hoá phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ đều thuộc sở hữu nhà nước.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản văn hóa

Nguyễn Nhật Vy

Di sản văn hóa
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Di sản văn hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Di sản văn hóa
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày Di sản văn hóa Việt Nam là ngày nào? Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?
Pháp luật
Việc xây dựng và tiêu chuẩn phát huy giá trị di sản văn hóa mới tiệm cận với tiêu chí, tiêu chuẩn của tổ chức nào tại Nghị quyết 09-NQ/TU 2022?
Pháp luật
Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định về biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thế nào?
Pháp luật
Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là gì? Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được quy định như thế nào trong Luật Di sản văn hóa?
Pháp luật
Thủ tục cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương mới nhất ra sao?
Pháp luật
Mức lương viên chức được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành di sản văn hóa có trình độ trung cấp khi hết thời gian tập sự là bao nhiêu?
Pháp luật
Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới là gì? Quyết định phê duyệt kế hoạch quản lý được gửi và lưu giữ tại các cơ quan nào?
Pháp luật
Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới hỗn hợp là gì? Kế hoạch quản lý di sản thế giới phải phân thành định kỳ 05 năm để làm gì?
Pháp luật
Di sản văn hóa thế giới là gì? Kế hoạch quản lý di sản văn hóa thế giới được lập theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Nhà nước khuyến khích duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống thông có giá trị tiêu biểu qua các biện pháp nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào