Nghiên cứu, sửa đổi Luật Di sản văn hóa, Luật Quảng cáo theo Quyết định của Chính phủ về Chương trình mới giai đoạn 2023-2025 đúng không?

Xin hỏi, Nghiên cứu, sửa đổi Luật Di sản văn hóa, Luật Quảng cáo theo Quyết định của Chính phủ về Chương trình mới giai đoạn 2023-2025 như thế nào? anh Trọng Khiêm - Quảng Nam

Ngày 15/05/2023, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025.

Di sản văn hoá là gì? Quảng cáo là gì?

*Di sản văn hoá

- Căn cứ Điều 1 Luật Di sản văn hoá 2001 thì di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Căn cứ Điều 1 Luật Di sản văn hoá 2001 và Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP thì di sản văn hoá gồm 02 loại như sau:

+ Di sản văn hoá phi vật thể

+ Di sản văn hoá vật thể

*Quảng cáo

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012, quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

Cụ thể tại Điều 17 Luật Quảng cáo 2012 đã quy định các phương tiện quảng cáo bao gồm:

- Báo chí.

- Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.

- Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.

- Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.

- Phương tiện giao thông.

- Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.

- Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.

- Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.

nghiên cứu sửa đổi luật

Nghiên cứu, sửa đổi Luật Di sản văn hóa, Luật Quảng cáo theo Quyết định của Chính phủ về Chương trình mới giai đoạn 2023-2025? (Hình internet)

Di sản văn hóa có thuộc đối tượng của Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 hay không?

Tại Mục I Điều 1 Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2023 có nêu rõ:

* Phạm vi

- Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước và tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hoá lâu dài với Việt Nam. Trong đó, ưu tiên nguồn lực của Chương trình để đầu tư cho các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm theo nhóm mục tiêu đã được xác định.

- Chương trình tập trung vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực cụ thể, gồm: di sản văn hóa; văn hóa cơ sở; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; điện ảnh; thư viện; đào tạo; văn hóa dân tộc; văn hóa đối ngoại; công nghiệp văn hóa,...

- Chương trình không bao gồm các hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và bố trí vốn cho hoạt động thường xuyên của các cơ quan quản lý Nhà nước, cho các Chương trình, Đề án, nhiệm vụ khác.

* Đối tượng

- Di sản văn hóa thế giới, di tích được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia.

- Di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận; di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu hoặc nguy cơ mai một.

- Các thiết chế văn hóa, không gian văn hóa sáng tạo; đội tuyên truyền lưu động; các đồn Biên phòng; các cơ sở, điểm vui chơi giải trí cho trẻ em.

- Đội ngũ văn nghệ sỹ, đội ngũ trí thức, nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực văn hóa.

- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

Như vậy, có thể thấy rằng di sản văn hóa là đối tượng của Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 với các nhiệm vụ, giải pháp và danh mục dự án mà Chương trình đã đặt ra lần này.

Nghiên cứu, sửa đổi Luật Di sản văn hóa, Luật Quảng cáo theo Quyết định của Chính phủ về Chương trình mới giai đoạn 2023-2025 đúng không?

Tại Mục II Điều 1 Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2023, Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam đề ra nội dung giải pháp thứ nhất:

1. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về văn hóa, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đồng thời phổ biến, truyền thông nâng cao nhận thức về Chương trình
a) Đồng bộ hệ thống pháp luật về phát triển văn hóa, bảo đảm kịp thời thể chế hóa các Nghị quyết, chủ trương của Đảng.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính, hợp tác công tư cho phát triển văn hóa, các ngành công nghiệp văn hóa.
- Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách bảo tồn di sản, tài nguyên văn hóa đặc thù: Nghiên cứu, sửa đổi Luật Di sản văn hóa, Luật Quảng cáo.

Như vậy, nội dung tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách bảo tồn di sản, tài nguyên văn hóa đặc thù: Nghiên cứu, sửa đổi Luật Di sản văn hóa, Luật Quảng cáo" thuộc nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên được thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2030

Bên cạnh đó, tại nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên, Chương trình cũng đề ra các đầu mục được thực hiện bao gồm:

- Xây dựng thể chế văn hóa trong xã hội số; hoàn thiện quy định pháp luật về quyền tác giả; đổi mới chính sách đãi ngộ tôn vinh tài năng và cống hiến đối với đội ngũ văn nghệ sĩ, những người làm công tác văn hoá.

- Tăng cường truyền thông về vị trí, vai trò của văn hóa, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 và phát biểu quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021.

- Đẩy mạnh truyền thông, phổ biến sâu rộng về các nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình đến các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư, đội ngũ những người làm văn hóa, xác định rõ vai trò từng chủ thể trong thực hiện Chương trình.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản văn hóa

Châu Thị Nhựt Nam

Di sản văn hóa
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Di sản văn hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Di sản văn hóa
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày Di sản văn hóa Việt Nam là ngày nào? Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?
Pháp luật
Việc xây dựng và tiêu chuẩn phát huy giá trị di sản văn hóa mới tiệm cận với tiêu chí, tiêu chuẩn của tổ chức nào tại Nghị quyết 09-NQ/TU 2022?
Pháp luật
Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định về biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thế nào?
Pháp luật
Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là gì? Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được quy định như thế nào trong Luật Di sản văn hóa?
Pháp luật
Thủ tục cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương mới nhất ra sao?
Pháp luật
Mức lương viên chức được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành di sản văn hóa có trình độ trung cấp khi hết thời gian tập sự là bao nhiêu?
Pháp luật
Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới là gì? Quyết định phê duyệt kế hoạch quản lý được gửi và lưu giữ tại các cơ quan nào?
Pháp luật
Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới hỗn hợp là gì? Kế hoạch quản lý di sản thế giới phải phân thành định kỳ 05 năm để làm gì?
Pháp luật
Di sản văn hóa thế giới là gì? Kế hoạch quản lý di sản văn hóa thế giới được lập theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Nhà nước khuyến khích duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống thông có giá trị tiêu biểu qua các biện pháp nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào