Nghiện rượu bia là gì? Người nghiện rượu bia có thuộc đối tượng được tập trung trong việc tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu bia không?
Nghiện rượu bia là gì?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định như sau:
Nghiện rượu, bia là tình trạng lệ thuộc vào rượu, bia với biểu hiện đặc trưng như thường xuyên thèm uống, lượng uống có thể tăng theo thời gian, không thể tự kiểm soát lượng uống hay ngừng uống.
Theo đó, nghiện rượu bia là tình trạng lệ thuộc vào rượu bia với biểu hiện đặc trưng như thường xuyên thèm uống, lượng uống có thể tăng theo thời gian, không thể tự kiểm soát lượng uống hay ngừng uống.
Nghiện rượu bia là gì? (Hình từ Internet)
Người nghiện rượu bia có thuộc đối tượng được tập trung trong việc tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu bia không?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 23 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định như sau:
Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm các nội dung sau đây:
a) Thông tin, kiến thức, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
b) Biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia.
2. Việc tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia tập trung vào các đối tượng sau đây:
a) Người thường xuyên uống rượu, bia;
b) Người nghiện rượu, bia;
c) Thành viên gia đình có người thường xuyên uống rượu, bia, người nghiện rượu, bia;
d) Trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
đ) Người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn.
4. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho thành viên trong cộng đồng.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư vấn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Như vậy, người nghiện rượu bia là một trong những đối tượng được tập trung trong việc tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu bia.
Ngoài ra còn có một số đói tượng khác như:
- Người thường xuyên uống rượu bia;
- Người nghiện rượu bia;
- Thành viên gia đình có người thường xuyên uống rượu bia, người nghiện rượu bia;
- Trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
- Người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu bia.
Và việc tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu bia bao gồm các nội dung sau đây:
- Thông tin, kiến thức, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu bia;
- Biện pháp giảm tác hại của rượu bia; kỹ năng từ chối uống rượu bia; kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu bia, người nghiện rượu bia.
Phòng ngừa tác hại của rượu bia tại cộng đồng thì cần phát hiện, phản ánh người nghiện rượu bia để làm gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 24 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định như sau:
Biện pháp phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng
1. Tuyên truyền, vận động các gia đình, thành viên thuộc tổ chức, cộng đồng tham gia tuyên truyền và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia vào các phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, xây dựng đời sống văn hóa và hoạt động khác tại cộng đồng.
3. Vận động, khuyến khích quy định trong hương ước, quy ước việc hạn chế hoặc không uống rượu, bia tại đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư.
4. Vận động cá nhân, tổ chức không sử dụng sản phẩm rượu, bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
5. Phát hiện, phản ánh người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia để cảnh báo, phòng ngừa, xử lý hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
Theo đó, phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng thì cần phát hiện, phản ánh người nghiện rượu bia để cảnh báo, phòng ngừa, xử lý hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
Ngoài ra để phòng ngừa tác hại của rượu bia tại cộng đồng cần áp dụng các biện pháp như:
- Lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu bia vào các phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, xây dựng đời sống văn hóa và hoạt động khác tại cộng đồng.
- Vận động, khuyến khích quy định trong hương ước, quy ước việc hạn chế hoặc không uống rượu bia tại đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư.
- Vận động cá nhân, tổ chức không sử dụng sản phẩm rượu bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
- Phát hiện, phản ánh người say rượu bia, người nghiện rượu bia để cảnh báo, phòng ngừa, xử lý hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống tác hại của rượu bia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?