Trong công tác phòng chống tác hại của rượu bia Ủy ban nhân dân tỉnh có phải đưa hoạt động truyền thông của công tác vào kế hoạch hoạt động hằng năm không?
- Trong công tác phòng chống tác hại của rượu bia Ủy ban nhân dân tỉnh có phải đưa hoạt động truyền thông của công tác vào kế hoạch hoạt động hằng năm không?
- Ủy ban nhân dân tỉnh phải gửi báo cáo kết quả thực hiện phòng chống tác hại của rượu bia thuộc địa bàn quản lý hằng năm cho cơ quan nào tổng hợp?
- Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống tác hại của rượu bia bao gồm những vấn đề nào?
Trong công tác phòng chống tác hại của rượu bia Ủy ban nhân dân tỉnh có phải đưa hoạt động truyền thông của công tác vào kế hoạch hoạt động hằng năm không?
Đối chiếu với quy định tại Điều 14 Nghị định 24/2020/NĐ-CP về trách nhiệm thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống tác hại của rượu bia:
Theo đó, Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực và địa bàn được phân công quản lý.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chủ động tổ chức, tham gia thực hiện việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống tác hại của rượu bia phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực và địa bàn được phân công quản lý.
Đồng thời phải có trách nhiệm tổ chức lồng ghép, đưa các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống tác hại của rượu bia vào các kế hoạch hoạt động hằng năm của cơ quan, đơn vị;
Hay nói cách khác, trong công tác phòng chống tác hại của rượu bia Ủy ban nhân dân tỉnh phải tổ chức lồng ghép, đưa các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông của công tác vào kế hoạch hoạt động hằng năm của Ủy ban nhân dân.
Thêm vào đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải có trách nhiệm trong việc:
- Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống tác hại của rượu bia đáp ứng mục đích, yêu cầu, nội dung quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia bằng các hình thức phù hợp với đối tượng thông tin, giáo dục, truyền thông và điều kiện, tình hình thực tế của địa phương;
- Tạo điều kiện, khuyến khích các cá nhân, đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức tích cực tham gia các chiến dịch, hoạt động truyền thông về phòng chống tác hại của rượu bia.
Trong đó, theo quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 thì:
Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.
Trong công tác phòng chống tác hại của rượu, bia Ủy ban nhân dân tỉnh có phải đưa hoạt động truyền thông của công tác vào kế hoạch hoạt động hằng năm không? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân tỉnh phải gửi báo cáo kết quả thực hiện phòng chống tác hại của rượu bia thuộc địa bàn quản lý hằng năm cho cơ quan nào tổng hợp?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 24/2020/NĐ-CP về trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp:
Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh phải gửi báo cáo kết quả thực hiện phòng chống tác hại của rượu bia thuộc địa bàn quản lý hằng năm cho Bộ Y tế tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
Ngược lại, Bộ Y tế có trách nhiệm trong việc kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia của các bộ, ngành, địa phương; tổng hợp, báo cáo Chính phủ về kết quả của công tác phòng chống tác hại của rượu bia.
Lưu ý: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng chống tác hại của rượu bia theo chức năng, nhiệm vụ, địa bàn quản lý.
Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống tác hại của rượu bia bao gồm những vấn đề nào?
Dựa theo quy định tại Điều 7 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 thì: nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống tác hại của rượu bia bao gồm những vấn đề sau:
- Chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia; các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia; các chế tài xử phạt và vận động cá nhân, tổ chức tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Quyền, nghĩa vụ của cá nhân và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cộng đồng trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Tác hại của rượu, bia; tác hại của rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; các mức độ nguy cơ khi uống rượu, bia; các biện pháp giảm tác hại của rượu, bia.
- Bệnh, tình trạng sức khỏe, đối tượng không nên uống rượu, bia; độ tuổi không được uống rượu, bia.
- Kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia.
- Vận động hạn chế uống rượu, bia và không điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc sau khi uống rượu, bia.
- Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công làm thủ tục cấp giấy phép sản xuất, đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã việc bán rượu cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại, kê khai việc sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống tác hại của rượu bia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?