Người che giấu tội phạm là cha, mẹ của người phạm tội trộm cắp thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Che giấu tội phạm là gì theo quy định pháp luật hiện hành?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về che giấu tội phạm như sau:
Che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
...
Theo đó, che giấu tội phạm là hành vi của một người không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.
Người che giấu tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
Che giấu tội phạm (Hình từ Internet)
Tội phạm được phân loại như thế nào theo quy định hiện hành?
Căn cứ Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về phân loại tội phạm như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội và khung hình phạt cho tội danh đó thì tội phạm được phân loại thành tội phạm ít nghiêm trọng; tội phạm nghiêm trọng; tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Người che giấu tội phạm là cha, mẹ của người phạm tội trộm cắp thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về che giấu tội phạm như sau:
Che giấu tội phạm
....
2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
Theo đó, người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự trừ trường hợp tội che giấu là tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác.
Căn cứ khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
...
Theo đó, người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định quy định cụ thể trên thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Như vậy, em trai bạn trộm cắp tài sản có giá trị là 5.000.000 đồng thì em trai bạn sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Và theo quy định tại Điều 9 về phân loại tội phạm thì đây là tội phạm ít nghiêm trọng.
Do đó, căn cứ khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 thì cha mẹ bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự cho việc che giấu tội phạm của em trai bạn.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Che giấu tội phạm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho cá nhân đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao?
- Có phải nộp thuế sử dụng đất khi gia hạn sử dụng đất không? Hướng dẫn viết đơn xin gia hạn sử dụng đất?
- Từ tháng 1 đến tháng 12 có bao nhiêu ngày? 1 năm có bao nhiêu tuần? 1 năm có bao nhiêu phút, giây?
- Cách ghi Mẫu 03 Báo cáo thành tích cá nhân theo Nghị định 98? Tải về file word Mẫu 03 Báo cáo thành tích cá nhân theo Nghị định 98?
- Lễ cúng Mùng 1 Tết Âm lịch là gì? Mùng 1 Tết rơi vào thứ mấy? Bao nhiêu ngày nữa đến mùng 1 Tết Âm lịch?