Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư nhưng thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng thì có bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư?
- Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư nhưng thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng thì có bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư?
- Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn thì có được xem xét cấp lại hay không?
- Hành nghề Luật sư thực hiện với tư cách cá nhân được không?
Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư nhưng thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng thì có bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau:
Thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư
1. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư mà thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật này;
b) Được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Không còn thường trú tại Việt Nam;
d) Không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
đ) Không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong thời hạn ba năm, kể từ ngày gia nhập Đoàn luật sư;
e) Thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng;
g) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư;
h) Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn; bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
i) Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật;
k) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
...
Như vậy, người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư nhưng thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư nhưng thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng thì có bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư? (Hình từ Internet)
Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn thì có được xem xét cấp lại hay không?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 thì khi bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn thì được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư khi có đủ các tiêu chuẩn sau:
+ Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
+ Có phẩm chất đạo đức tốt
+ Có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư
+ Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Đồng thời, phải thuộc một trong các điều kiện sau đây:
+ Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày có quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư;
+ Thời hạn tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư đã hết hoặc đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
+ Đã được xóa án tích trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012.
Hành nghề Luật sư thực hiện với tư cách cá nhân được không?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về hình thức hành nghề Luật sư như sau:
Hình thức hành nghề của Luật sư
Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề sau đây:
1. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư;
2. Hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định tại Điều 49 của Luật này.
Như vậy, Luật sư được lựa chọn hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định tại Điều 49 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012, cụ thể như sau:
(1) Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.
(2) Trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận thì luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
(3) Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.
Nguyễn Thị Minh Hiếu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng chỉ hành nghề luật sư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?