Người đứng đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo là ai? Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của người đứng đầu?
Người đứng đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo là ai? Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của người đứng đầu?
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định theo Điều 4 Quy chế làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Bộ trưởng
Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội và trước pháp luật về mọi hoạt động quản lý nhà nước của Bộ; thực hiện đầy đủ, đúng thẩm quyền và trách nhiệm theo quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ, Nghị định quy định chi tiết Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, theo quy định thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội và trước pháp luật về mọi hoạt động quản lý nhà nước của Bộ.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đầy đủ, đúng thẩm quyền và trách nhiệm theo quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ, Nghị định quy định chi tiết Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lương của người đứng đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo là bao nhiêu?
Mức lương của người đứng đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) được căn cứ theo STT 9 Mục II Bảng lương chức danh lãnh đạo ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 973/2015/UBTVQH13) như sau:
Theo quy định nêu trên thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có 2 bậc lương là 9,70 và 10,30.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Như vậy, mức lương của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là 17.460.000 đồng và 18.540.000.
Lưu ý: Mức lương nêu trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp.
Người đứng đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo là ai? Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của người đứng đầu? (Hình từ Internet)
Cách thức giải quyết công việc của người đứng đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?
Cách thức giải quyết công việc của người đứng đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định theo Điều 6 Quy chế làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:
Cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng và Thứ trưởng
1. Bộ trưởng, Thứ trưởng xem xét, xử lý hồ sơ trình của các đơn vị thuộc Bộ theo Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với các vấn đề do các đơn vị trình, Thứ trưởng thể hiện rõ quan điểm, chính kiến của mình và yêu cầu thời hạn hoàn thành công việc; chủ động chỉ đạo xử lý công việc; trường hợp cần xin ý kiến Bộ trưởng thì Thứ trưởng bút phê trên hệ thống e-office hoặc ghi rõ trong tờ trình văn bản giấy.
2. Khi hồ sơ trình của các đơn vị không đạt yêu cầu, lãnh đạo Bộ bút phê trên hệ thống e-office hoặc trên văn bản giấy, ghi rõ nội dung cần sửa, thời hạn xử lý để đơn vị chủ trì soạn thảo chỉnh sửa và trình lại; hồ sơ trình lần sau phải gửi kèm toàn bộ hồ sơ trình trước đó.
3. Trước khi chủ trì hoặc tham dự các cuộc họp, hội nghị, sự kiện quan trọng theo sự phân công của Bộ trưởng, Thứ trưởng xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng về dự kiến nội dung phát biểu và báo cáo Bộ trưởng kết quả cuộc họp.
4. Ngoài các quy định nêu tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 của Quy chế và các khoản 1, 2, 3 của Điều này, quan hệ làm việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng còn được quy định tại quyết định phân công công tác của lãnh đạo Bộ. Cách thức giải quyết các công việc khác ngoài quy định tại Quy chế này do Bộ trưởng quyết định.
Bên cạnh đó, theo Điều 3 Quy chế làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022 có quy định những công việc cần thảo luận tập thể lãnh đạo Bộ trước khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định, cụ thể:
Những công việc cần thảo luận tập thể lãnh đạo Bộ trước khi Bộ trưởng quyết định
1. Những công việc cần thảo luận tập thể lãnh đạo Bộ:
a) Kế hoạch triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; kế hoạch nhiệm vụ, kế hoạch soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ;
c) Các chương trình, dự án, đề án của Bộ trình các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; báo cáo tổng kết hàng năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ và kiểm điểm sự chỉ đạo, quản lý, điều hành của Bộ;
d) Những vấn đề có nội dung phức tạp hoặc liên quan đến nhiều lĩnh vực mà lãnh đạo Bộ phụ trách đề xuất Bộ trưởng xin ý kiến tập thể lãnh đạo Bộ;
đ) Một số vấn đề cụ thể khác do Bộ trưởng yêu cầu.
2. Trường hợp các công việc nêu tại khoản 1 Điều này không có điều kiện tổ chức thảo luận tập thể lãnh đạo Bộ, Bộ trưởng yêu cầu đơn vị chủ trì xin ý kiến các Thứ trưởng bằng văn bản, sau đó tổng hợp, trình Bộ trưởng quyết định.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?