Quyết định 616/QĐ-BGDĐT 2024 về phân công nhiệm vụ, quan hệ công tác giữa Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra sao?
Ngày 22/2/2024 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 616/QĐ-BGDĐT 2024 về phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hiệu lực thi hành của Quyết định 616/QĐ-BGDĐT 2024 ra sao?
Theo Điều 3 Quyết định 616/QĐ-BGDĐT 2024 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/2/2024 và thay thế 2 Quyết định sau:
- Quyết định 1844/QĐ-BGDĐT 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Quyết định 449/QĐ-BGDĐT 2024 Tải của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phân công nhiệm vụ tạm thời của Bộ trưởng.
Quyết định 616/QĐ-BGDĐT 2024 về phân công, quan hệ công tác giữa Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra sao? (Hình từ Internet)
Việc phân công và quan hệ công tác giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng được thực hiện theo nguyên tắc ra sao?
Theo Điều 1 Quyết định 616/QĐ-BGDĐT 2024 có quy định việc phân công và quan hệ công tác giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng được thực hiện theo nguyên tắc như sau:
- Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng, những vấn đề có tính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ.
- Thứ trưởng giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Bộ trưởng; thay mặt Bộ trưởng quyết định và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công, bảo đảm tiến độ và chất lượng công việc.
- Trong phạm vi các lĩnh vực được phân công, Thứ trưởng có trách nhiệm và quyền hạn thay mặt Bộ trưởng:
+ Chỉ đạo các đơn vị chủ động đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật để Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chuẩn bị các nội dung công tác cấp bách, đột xuất, cần thiết, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định;
+ Xây dựng cơ chế, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật và nhiệm vụ của các đơn vị đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng;
+ Chủ trì xử lý kịp thời những vấn đề cần phối hợp liên ngành và xem xét, xử lý những kiến nghị của các bộ, ngành và các địa phương thuộc thẩm quyền của Bộ trong phạm vi được phân công;
+ Ký thay Bộ trưởng các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng hoặc văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trong phạm vi các lĩnh vực công tác, công việc được Bộ trưởng thống nhất phân công;
+ Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, Thứ trưởng chủ động chỉ đạo, xử lý công việc; sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng và nhân danh Bộ trưởng để kiểm tra, đôn đốc, giải quyết các công việc thuộc các lĩnh vực, đơn vị, địa bàn công tác được phân công;
+ Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực, đơn vị, địa bàn do Thứ trưởng khác phụ trách thì các Thứ trưởng chủ động phối hợp với nhau để giải quyết.
Trường hợp các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau hoặc liên quan đến lĩnh vực, đơn vị, địa bàn do Bộ trưởng trực tiếp phụ trách thì Thứ trưởng đang phụ trách giải quyết công việc đó báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
- Khi Bộ trưởng vắng mặt, Bộ trưởng ủy quyền một Thứ trưởng thay mặt Bộ trưởng chỉ đạo, giải quyết công việc của Bộ theo quy định.
- Bộ trưởng tham gia giải quyết công việc thuộc trách nhiệm của Thứ trưởng khi có yêu cầu hoặc thấy cần thiết. Trong trường hợp xét thấy cần thiết hoặc khi Thứ trưởng vắng mặt thì Bộ trưởng trực tiếp hoặc phân công các Thứ trưởng khác chỉ đạo xử lý kịp thời công việc đã phân công cho Thứ trưởng.
- Căn cứ tình hình thực tế trong tổ chức thực hiện, Bộ trưởng xem xét điều chỉnh, bổ sung việc phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng tại Quyết định này hoặc công việc đột xuất cấp bách khác mà Bộ trưởng thấy cần thiết để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ kịp thời, thông suốt, hiệu quả.
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng duy trì các cuộc họp giao ban, hội ý lãnh đạo Bộ định kỳ hoặc đột xuất để phối hợp xử lý công việc.
Thứ trưởng có cần báo cáo lại nội dung và kết quả các cuộc họp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ủy quyền tham dự không?
Căn cứ tại Điều 30 Quy chế làm việc của ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT 2022, Thứ trưởng báo cáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo các vấn đề sau:
Thứ trưởng báo cáo Bộ trưởng
1. Thứ trưởng báo cáo Bộ trưởng hàng tháng và đột xuất khi Bộ trưởng yêu cầu về tình hình thực hiện những công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, những việc vượt quá thẩm quyền và những việc cần xin ý kiến Bộ trưởng.
2. Nội dung và kết quả các hội nghị, cuộc họp được Bộ trưởng ủy quyền tham dự hoặc chỉ đạo.
3. Kết quả làm việc và những kiến nghị đối với Bộ của các bộ, ngành, địa phương và đối tác khác khi được cử tham gia các đoàn công tác ở trong nước hoặc nước ngoài.
4. Những vấn đề mới nảy sinh, vấn đề đột xuất hoặc những vấn đề phức tạp, nhạy cảm phát sinh trong quá trình triển khai công việc.
Theo đó, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phải báo cáo Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nội dung và kết quả các hội nghị, cuộc họp được Bộ trưởng ủy quyền tham dự hoặc chỉ đạo.
Phan Thị Phương Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?